Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người hâm mộ Ai Cập tấn công trụ sở Liên đoàn bóng đá

Khoảng 300 người hâm mộ bóng đá Ai Cập đã điên cuồng tấn công trụ sở của Hiệp hội bóng đá nước này vào ngày 5/9 sau khi họ thông qua việc tổ chức giải VĐQG vào tháng tới trong khi những kẻ gây ra vụ bạo động gây chết người vẫn chưa được đem ra xét xử.

Người hâm mộ Ai Cập tấn công trụ sở Liên đoàn bóng đá

Khoảng 300 người hâm mộ bóng đá Ai Cập đã điên cuồng tấn công trụ sở của Hiệp hội bóng đá nước này vào ngày 5/9 sau khi họ thông qua việc tổ chức giải VĐQG vào tháng tới trong khi những kẻ gây ra vụ bạo động gây chết người vẫn chưa được đem ra xét xử.

Vào ngày 1/2 năm nay một vụ bạo loạn kinh hoàng đã diễn ra tại SVĐ của CLB Al Masry tại thành phố Port Said bên bờ Địa Trung Hải. Bất chấp việc đội chủ nhà thắng Al Ahly 3-1, các CĐV Al Masry vẫn tấn công điên cuồng các CĐV Al Ahly khiến 74 người chết và hàng ngàn người bị thương. Vụ việc trên đã châm ngòi cho một vụ bạo lực đường phố gây chết người sau đó.

Theo như những người còn sống sót kể lại thì ngay sau khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu, các cửa SVĐ đều được đóng lại và các CĐV Al Masry bắt đầu tấn công các CĐV Al Ahly bằng mọi thứ vũ khí có trong tay từ chai, lọ, gậy gộc cho đến dao. Quá hoảng loạn trước cảnh đó nhiều người đã tìm cách thoát ra ngoài nhưng vô hiệu. Phần lớn số người bị chết là do bị dẫm đạp. Mọi chuyện chỉ được giải quyết khi cảnh sát được điều thêm đến.

Vụ bạo loạn vào tháng 2 là thảm kịch bóng đá tồi tệ nhất trong vài chục năm qua trên thế giới

Ngay sau sự kiện này Hiệp hội bóng đá Ai Cập đã quyết định hoãn giải VĐQG vô thời hạn. Tuy nhiên, mới đây họ đã thay đổi quyết định sẽ để giải đấu tiếp tục diễn ra mặc dù chưa cho phép các CĐV được đến sân. Quyết định có phần thiếu cân nhắc này trong khi thủ phạm gây ra vụ bạo loạn tháng 2 chưa được xét xử đã khiến cho các Ultras nổi cơn điên.

Các phần tử quá khích nào đã lao vào văn phòng đập phá các cửa kính, đốt cháy ô tô, đốt pháo cũng như phong tỏa các lối ra vào. Các Ultras này từ lâu được giới cầm quyền ở Ai Cập xem là côn đồ. Chính những kẻ này đóng vai trò chính trong các cuộc biểu tình chống lại hội đồng quân sự trị vì Ai Cập trong suốt 1 năm cũng như phát động cuộc nổi dậy 18 này lật đổ nhà lãnh đạo cũ Hosni Mubarak.

Vụ bạo loạn hồi tháng 2 hiện tại vẫn đang là mồi lửa âm ỉ có thể gây nên những hành động bạo lực đẫm máu mới tại Ai Cập khi chưa có một ai bị kết án cụ thể cho việc hàng chục CĐV Ah Ahly, phần lớn là những thanh niên ở độ tuổi 20 bị chết thảm.

Tính đến nay đã có 73 người bị bắt vì có liên đới trách nhiệm đến vụ bạo loạn này trong đó có 9 sỹ quan cảnh sát và 3 quan chức của đội Al Masry. Một số người trong đó đối mặt với tội giết người, một số khác bị cáo buộc giúp đỡ những kẻ tấn công.

Phiên tòa xử những người có trách nhiệm đến vụ bạo loạn sẽ được diễn ra vào ngày 17/9 tới. Từ đây đến lúc đó, cảnh sát Ai Cập sẽ đau đầu trước việc đối phó với các Ultras của Ah Ahly. Về phần đội bóng Al Masry họ cho biết sẽ không chơi mùa bóng tới do lo ngại an ninh và nhiều cầu thủ của họ đã chuyển sang các đội khác.Trước đó, Al Masry đã bị Hiệp hội bóng đá Ai Cập cấm thi đấu nhưng quyết định này đã bị Tòa án trọng tài quốc tế bãi bỏ.

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

HOÀNG TÂM

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm