Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người Hà Nội đi xe máy phải nộp phí 150.000 đồng/năm

Hà Nội dự kiến thu phí sử dụng đường bộ 100.000 đồng/năm với xe máy có dung tích xi-lanh dưới 100cm3, xe trên 100cm3 là 150.000 đồng/năm.

Người Hà Nội đi xe máy phải nộp phí 150.000 đồng/năm

Hà Nội dự kiến thu phí sử dụng đường bộ 100.000 đồng/năm với xe máy có dung tích xi-lanh dưới 100cm3, xe trên 100cm3 là 150.000 đồng/năm.

Đồng thời, Hà Nội dự kiến hạ mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi xuống thấp hơn mức 15% đang áp dụng từ 1/4/2013, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Hà Nội dự kiến thu phí sử dụng đường bộ 100.000 đồng/năm với xe máy có dung tích xi-lanh dưới 100cm3.

UBND TP Hà Nội đưa ra hai phương án: 12% hoặc 10%.

Mức 10% là mức tối thiểu theo yêu cầu của Chính phủ để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và người tiêu dùng, song có thể góp phần gia tăng phương tiện cá nhân, làm trầm trọng thêm tình hình ùn tắc giao thông, cũng như làm giảm thu ngân sách của thành phố. Do đó, UBND TP nghiêng về phương án 12%.

Thuê nhà tối thiểu 15m2/người để có hộ khẩu

Hà Nội dự kiến quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành đến hết năm 2015 là 15m2 sàn/người.

Con số này được xác định dựa trên các căn cứ: diện tích ở bình quân tại các quận nội thành đến năm 2011 là 25,7m2 sàn/người; quy định diện tích tối thiểu đối với nhà ở thuê tại Hà Nội là 5m2 sàn/người.

Con số này cũng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội theo luật Nhà ở là "diện tích mỗi căn hộ không quá 60m2 sàn".

Theo UBND TP, quy định này nhằm cụ thể hóa luật Thủ đô vừa bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (1/7), nhằm quản lý dân cư, đặc biệt tại 10 quận nội thành.

Như vậy, từ nay đến hết năm 2015, để được đăng ký thường trú ở nội thành Hà Nội, công dân phải đạt các điều kiện: đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên và nếu chưa có nhà thuộc sở hữu cá nhân thì phải có nhà thuê hợp pháp đảm bảo diện tích sàn bình quân 15m2/người. 

Nếu được HĐND Hà Nội thông qua, quy định này sẽ có hiệu lực ngay trong tháng 7.

Hỗ trợ người đi xe buýt

Thành phố cũng dự kiến tạo các điều kiện ưu tiên cho hệ thống vận tải hành khách công cộng của Thủ đô mà trong tương lai gần sẽ bao gồm: đường sắt đô thị (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, đường sắt một ray) và xe buýt (xe buýt nhanh - BRT, xe buýt).

Theo đó, hành khách là người có công, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi được miễn tiền vé sử dụng phương tiện vận tải công cộng khối lớn.

Đối với người sử dụng xe buýt, thành phố hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với học sinh, sinh viên, công nhân các khu công nghiệp, người cao tuổi; và 30% đối với các nhân viên công sở, doanh nghiệp mua vé tháng tập thể từ 20 người trở lên.

Ngân sách TP cũng sẽ hỗ trợ phí sử dụng đường bộ, thuế nhập khẩu trang thiết bị, lãi vay ngân hàng trong 5 năm đầu để đầu tư xây dựng hạ tầng và mua sắm xe buýt...

Để phát triển giao thông tĩnh, thành phố cũng sẽ hỗ trợ tiền lãi vay đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, bến xe, cũng như phê duyệt mức giá trần dịch vụ trông giữ xe.

Tất cả các nội dung này sẽ được các ĐB HĐND TP thảo luận trong tuần này, tại kỳ họp khai mạc hôm nay.

Theo Vietnamnet

 

 

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm