Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người già, trẻ nhỏ leo thang vào nhà giữa thủ đô

Người già, trẻ nhỏ sống bên tuyến đường nghìn tỷ Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Hà Nội) khổ sở khi phải bắc ván, chống thang ra vào do nền nhà cao hơn đường tới 1,5 m.

Bà Nguyễn Thị Ngoan (tổ 22, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) than thở: "Già rồi mà ngày nào tôi cũng phải vài lần bò lên cái thang này để vào nhà, rồi nhờ mấy anh thanh niên chuyển đồ hộ vì không thể đi lại nhiều lần trong ngày".
Trẻ em ngày ngày đi học về nhà phải leo dốc cao qua công trường đầy đất cát, bụi bặm.
Dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài với 565 m, chi phí hơn 969 tỷ đồng đã thông xe kỹ thuật vào dịp Tết Ất Mùi. Tuy nhiên, đến nay, hệ thống vỉa hè, đường ống thoát nước vẫn đang thi công.

Tại những đoạn đã hoàn tất, đường thấp hơn so với nền nhà khoảng 1,5 m, khiến hàng chục hộ dân phải bắc thang trước cửa.

Có gia đình đắp đất làm đường...
... hoặc bắc ván để vào nhà.
"Giữa đồng bằng thủ đô mà tưởng chừng như sống trên miền đồi núi", một người dân nói.
"Công trường ngổn ngang khiến việc đi lại khó khăn. Gia đình tôi lúc nào cũng phải cắt cử người trông trẻ con vì sợ chúng ngã xuống đường", người phụ nữ áo hồng than thở.
 Hàng chục ngôi nhà khác trên tuyến phố này cũng trong tình trạng tương tự, có đoạn cao từ 1 m đến 1,2 m.
Nhiều đoạn nền nhà cao hơn đường 1-1,2 m, lộ nhiều "hàm cá mập" nguy hiểm.

Chở hàng từ ngoài đường vào nhà cần phải có hai người hỗ trợ nhau để đảm bảo không bị lật.
Chị Hòa cho biết: "Gần một tháng nay tôi phải gửi xe ở nhà văn hóa phường do không thể đưa vào nhà. Việc đưa con đi học hay đi chợ đều bất tiện".

Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Mạnh Hà - Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, đại diện chủ đầu tư dự án giải thích, việc có nhà cao hơn đường 1,3 m là do lịch sử để lại. "Hầu hết những ngôi nhà này được xây dựng từ lâu và trên cốt nền cao hơn những nhà khác. Khi xây dựng đường, đơn vị thi công phải làm đồng bộ chứ không thể theo cốt nhà được", ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, UBND quận đã giao cho phòng đô thị kiểm tra thực tế để đưa ra giải pháp khắc phục. Trước mắt người dân đi theo lối trong ngõ, sau này khi các nhà khác xây dựng xong sẽ nâng cấp bằng các bậc tam cấp cho các hộ. 
Người dân thường xuyên phải đóng cửa do bụi bặm và sợ người già, trẻ em rơi xuống những chiếc hố ngay trước nhà.
"Về lâu dài, quận đã có quy hoạch, có mẫu nhà chung cho những hộ sắp và đang xây dựng phải đồng bộ về chiều cao, phương pháp khắc phục cốt nền cao. Những mẫu này đã lấy ý kiến của người dân và được ủng hộ", vị Phó chủ tịch quận Cầu Giấy khẳng định.
Một hộ gia đình sau khi bị cắt cụt nhà, chiều rộng chỉ còn 0,14 m đã rao bán đất.

Nhà kỳ dị rộng dưới 1 mét, người chui không lọt

Những căn nhà có bề dày 1 m, thậm chí chỉ 50 cm đang xuất hiện khá nhiều trên hai tuyến đường mới mở Nguyễn Văn Huyên và Trần Phú kéo dài (Hà Nội).

Bán nhà, dời cửa hàng vì nhà biến thành hầm

Hàng trăm căn nhà biến thành hầm khi con đường ở TP HCM được nâng cao để chống ngập. Người dân phải bỏ cả trăm triệu để nâng nền hay rao bán nhà.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm