Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân xứ Nghệ gồng mình đối phó với lũ lụt kéo dài

Những ngày qua, nước sông Lam dâng cao khiến nhiều địa phương thuộc hai huyện Đô Lương và Thanh Chương của tỉnh Nghệ An ngập trong lũ. Người dân nơi đây phải gồng mình đối phó.

Lu lut o Nghe An anh 1
Các xã thuộc vùng hạ huyện Thanh Chương như Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Tùng… và một phần thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương) của tỉnh Nghệ An ngập trong biển nước.
Lu lut o Nghe An anh 2
Lũ lên nhanh, bà con không kịp trở tay. Người dân vất vả chống chọi với nước lũ suốt ngày đêm, từ kê cao, di chuyển vật dụng, trâu bò, lợn gà…, thậm chí phải di chuyển đến nơi ở của người thân để tránh lũ. Đến ngày 21/8, nước lũ đã rút nhưng vẫn còn ở mức cao.
Lu lut o Nghe An anh 3
Nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với thủy điện xả lũ khiến hàng trăm ngôi nhà ngập chìm trong biển nước và bị bao vây bởi rác thải ở khắp mọi nơi.
Lu lut o Nghe An anh 4
Mưa lũ cũng khiến cho cuộc sống của người dân cũng bị đảo lộn, phải chịu cảnh sinh hoạt tù túng, bức bách. Trong hình là vợ chồng ông Hoàng Văn Thắng (ở khối 1, thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương) đang chật vật chống chọi với cơn lũ. Ngày 20/8, nhà ông Thắng bị ngập hơn 1 m.
Lu lut o Nghe An anh 5
Người dân dùng mọi cách để kê cao tài sản, có khi chỉ là 1 chiếc xe bò lốp. Theo ông Nguyễn Khánh Thành - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, mưa lũ trong hai ngày (20, 21/8) đã khiến 10/17 xóm bị cô lập, nhiều nhà dân và ki-ốt bị ngập, 85 ha lúa, 75 ha đậu, 30 ha sắn, 10 ha rau màu các loại bị hư hỏng hoàn toàn.
Lu lut o Nghe An anh 6
Mưu sinh trong nước lũ dơ bẩn. Để đi được trong lũ, người đàn ông này phải chật vật dò từng mét một.
Lu lut o Nghe An anh 7
Những hộ dân có nhà bị ngập sâu phải mở đường thoát trên mái ngói. Trong ảnh là ông Nguyễn Văn Sơn (70 tuổi), ở thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương phải trèo lên mái ngói để tránh lũ. Đến ngày 21/8, nước lũ đã rút nhưng vẫn còn rất cao.
Lu lut o Nghe An anh 8
Với người dân vùng lũ, những ngày “sống trên nước” này, bữa ăn của cả nhà có thể chỉ là những bát mì tôm. Anh nguyễn Văn Lâm ở khối 1, thị trấn Đô Lương đang ngồi trên thuyền cho con ăn.
Lu lut o Nghe An anh 9
Nhiều người vẫn lao xe đi trên nước lũ chảy mạnh, bất chấp nguy hiểm.
Lu lut o Nghe An anh 10
 Những thùng mỳ tôm, những bình nước lọc của những tổ chức, cá nhân đã làm ấm lòng người dân vùng lũ. Bà Nguyễn Thị Hòa (Đô Lương) nhận được hai thùng mì tôm do đoàn cứu trợ cấp cho.
Lu lut o Nghe An anh 11
Người dân vùng lũ đang mong chờ nước rút từng ngày để trở lại cuộc sống bình thường.
Lu lut o Nghe An anh 12
Người dân chèo thuyền nan di chuyển trong nước lũ. Đây là phương tiện duy nhất để di chuyển đến nơi không bị ngập.
Lu lut o Nghe An anh 13
Một người dân đi nhận quà từ thiện về. Theo ông Nguyễn Văn Hạnh - Bí thư, khối trưởng khối 1 thị trấn đô lương, đợt lũ này thị trấn có 189 hộ dân bị ngập lụt, trong đó khối 1 có 169 hộ. Đến ngày 21/8, phần lớn nước lũ đã rút, chỉ còn một số hộ bị ngập do ở vùng trũng.

Cuộc sống người dân thủ đô trong 2 tuần ngập lụt

Hơn 10 ngày sống chung với nước dâng cao, cuộc sống của người dân các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai đảo lộn. Trẻ em phải leo mái nhà, lội nước, đi thuyền đến trường.


Nam An - Phạm Hòa

Bạn có thể quan tâm