Theo South China Moring Post, người đàn ông 32 tuổi đã tiêm liều vaccine đầu tiên của BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng cộng đồng vào ngày 12/3. Sau đó, vào ngày 28/3, người này đến phòng khám tư nhân và tiêm vaccine Sinovac. Anh không tiết lộ đã tiêm mũi đầu tiên trong quá trình tư vấn. Bác sĩ chỉ phát hiện ra người này đã tiêm 2 loại khác nhau khi kiểm tra hồ sơ tiêm chủng.
Sau đó, bác sĩ đã khuyên bệnh nhân không nên tiêm thêm liều vaccine. Tuy nhiên, đến ngày 11/4, người này quay trở lại trung tâm tiêm chủng ban đầu để tiêm mũi thứ hai của BioNTech.
Phát ngôn viên của Bộ Y tế Hong Kong cho biết họ chưa nhận được bất kỳ báo cáo nào về các biến chứng sức khỏe liên quan vụ việc.
Giáo sư Ivan Hung Fan-ngai, chuyên gia y tế tại Đại học Hong Kong, cho biết ông sẽ gặp người này tại Bệnh viện Queen Mary để xét nghiệm.
Người đần ông đã tự ý tiêm 3 liều vaccine mà không thông báo cho nhân viên y tế. Ảnh minh họa: AFP. |
"Chúng tôi sẽ xét nghiệm máu và kiểm tra nồng độ kháng thể của người đàn ông này. Nếu không có phản ứng bất lợi, bệnh nhân sẽ không xảy ra vấn đề gì lớn. Nhưng trường hợp này vẫn cần theo dõi thêm trước khi có thể đưa ra kết luận rõ ràng", ông Ivan cho biết.
Chuyên gia này cũng khuyên người dân không nên trộn lẫn các loại vaccine vì điều này có thể gây ra rủi ro. "Nhiều quốc gia được khuyến cáo có thể thử trộn vaccine để khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung. Nhưng chúng tôi chưa được thông báo về việc chúng có hiệu quả hay không", vị giáo sư này nói.
Ông cũng nhấn mạnh hai mũi tiêm của Sinovac hoặc BioNTech là đã đủ mang lại hiệu quả.
Giáo sư Ivan cho biết nhóm của ông đang thực hiện nghiên cứu lâm sàng kéo dài một năm về việc trộn lẫn 2 loại vaccine Sinovac và BioNTech có mang lại hiệu quả tốt hơn so với hai mũi tiêm từ một trong hai loại trên hay không. Hơn 100 tình nguyện viên đang được tuyển dụng để thử nghiệm.
Vaccine Sinovac và BioNTech hoạt động khác nhau - loại đầu tiên sử dụng virus bất hoạt trong khi vaccine thứ hai dựa trên phân tử mRNA - để kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể. Đây là hai loại vaccine ngừa Covid-19 được lưu hành tại Hong Kong.
Theo Giáo sư Ivan, người đàn ông 32 tuổi được đề cập trên sẽ không tham gia nghiên cứu. "Việc tự ý tiêm vaccine hỗn hợp không giống sử dụng các loại vaccine khác nhau trong nghiên cứu lâm sàng của chúng tôi. Chúng tôi tuân theo một số quy trình và những người tham gia sẽ chỉ được tiêm hai mũi", vị chuyên gia này cho hay.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.