Theo South China Morning Post, Bộ Y tế Hong Kong tiết lộ họ nhận được báo cáo đầu tiên về các ca sẩy thai sau khi tiêm kể từ đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 bắt đầu khoảng 2 tháng trước.
Tuy nhiên, giới chức y tế khẳng định hiện chưa có bằng chứng cho thấy hai ca sẩy thai này có liên quan đến vaccine.
Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ 32 tuổi vào Bệnh viện Queen Mary ngày 11/4 vì xuất huyết âm đạo và đau bụng dưới. Cô bị sẩy thai cùng ngày, ở tuần thai thứ 23-24. Tuy nhiên, người phụ nữ không cung cấp chi tiết về thai kỳ của mình.
Người này được tiêm vaccine Covid-19 của BioNTech tại Trung tâm Tiêm chủng Cộng đồng của Bệnh viện St Paul vào ngày 8/4. Sau tiêm, người phụ nữ này không gặp phản ứng phụ nào. Các nhà chức trách cũng không biết liệu cô có cung cấp thông tin mình đang mang thai hay không.
Chưa có mối liên hệ nào giữa vaccine và hai trường hợp sẩy thai tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Trường hợp thứ hai cũng là một phụ nữ 32 tuổi. Người này được tiêm vaccine Pfizer tại Trung tâm Tiêm chủng Cộng đồng Choi Hung vào ngày 23/3. Ngày 25/3, cô xác nhận mang thai. 8 ngày sau tiêm vaccine, người này phải nhập viện do xuất huyết âm đạo. Cô được chẩn đoán bị sẩy thai.
Hiện sức khỏe của người phụ nữ tại Bệnh viện Queen Mary ổn định. Người còn lại đã được xuất viện.
BioNTech cho biết các loại vaccine ngừa Covid-19 không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai trừ khi một người được xác định có nguy cao nhiễm virus và gặp biến chứng nghiêm trọng.
Sinovac, nhà sản xuất vaccine của Trung Quốc đại lục có sẵn ở Hong Kong, khuyến cáo không nên tiêm vaccine của họ cho phụ nữ mang thai.
William Chui Chun-ming, Chủ tịch Hiệp hội Dược sĩ Bệnh viện, cho biết người dân không nên vội vàng kết luận và hoang mang trước khi điều tra hoàn tất.
"Phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh mạn tính không ổn định như huyết áp cao hoặc tiểu đường, có nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng do tiêm vaccine Covid-19", ông Chun-ming cho biết.
Tuy nhiên, ông cũng nói trong một số trường hợp nhất định, phụ nữ mang thai có thể muốn tiêm chủng vì nó đã được chứng minh có khả năng bảo vệ thai nhi.
Trước đó, Cao đẳng Sản phụ khoa Hong Kong cho biết họ không khuyến nghị tiêm chủng vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai do thiếu dữ liệu lâm sàng đầy đủ về tính an toàn cho nhóm này. Những người có nguy cơ cao phát triển các biến chứng nặng do các bệnh lý tiềm ẩn nên thảo luận với bác sĩ sản khoa trước khi tiêm.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.