Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông giả nhà sư đi khất thực ở Đà Nẵng

Ngày 7/3, Công an quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) vừa lập biên bản yêu cầu một trường hợp giả danh nhà sư ký cam kết không tái diễn hành vi khất thực.

Trước đó, khoảng 9h ngày 6/3, công an quận ra quân bảo đảm an ninh trật tự dịp lễ hội Quan Thế Âm năm 2023 thì phát hiện một người mang trang phục Phật giáo đang đi khất thực trên đường Lê Văn Hiến (phường Khuê Mỹ).

Thấy người này có nhiều biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc.

gia nha su anh 1

Người đàn ông giả danh nhà sư đi khất thực trên đường Lê Văn Hiến. Ảnh: C.A.

Người này khai tên thật là N.T.L. (SN 1982, quê huyện Thăng Bình, Quảng Nam), trước đây từng có thời gian tu hành ở tỉnh Bình Dương nhưng không phải là tu sĩ hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, người này đã mặc áo tu sĩ, đi khất thực ở Đà Nẵng, qua đó lợi dụng lòng hảo tâm của nhiều người nhằm thu lợi bất chính.

Sau khi làm rõ hành vi, cơ quan chức năng đã yêu cầu ông L. ký cam kết không tái phạm hành vi lợi dụng hình thức tu sĩ để khất thực trái phép, trục lợi cá nhân.

Trước đó, tháng 8/2022, UBND phường Thanh Khê Đông (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cũng lập biên bản với một thanh niên giả danh nhà sư đi khất thực.

Theo đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Đà Nẵng, hiện nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam không cho phép tu sĩ tự ý đi khất thực, nên việc làm trên bất kể có phải là tu sĩ hay không cũng trái với quy định của Giáo hội. Mọi hành vi lợi dụng hình ảnh Phật giáo đi khất thực đều ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội.

Sách hay về Nam Bộ

Tản mạn kiến trúc Nam Bộ mang đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện về lịch sử kiến trúc dân dụng miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20. Đặc biệt, trên chặng đường khám phá kiến trúc, độc giả còn được tiếp cận với những câu chuyện về lịch sử xây dựng, về tập quán, văn hóa của địa phương, và về cả những ước mơ, khát vọng, phong cách của gia chủ trên từng đường nét của ngôi nhà.

Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu Giang - nhiều câu chuyện kể cụ thể, tự nhiên về lối sống và tính cách của bà con miền Tây được ghi lại chân thực, mộc mạc. Sách không chỉ gợi lên cảm giác thân thương nơi những người con vùng sông Hậu, mà còn khiến người đọc nói chung cảm thấy ấm lòng và mát dạ biết bao khi được nghe câu nói quen thuộc “bà con chòm xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.

https://vietnamnet.vn/nguoi-dan-ong-gia-nha-su-di-khat-thuc-o-da-nang-2117776.html

Hồ Giáp/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm