Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người đàn ông đứng sau 'hồ sơ Uber'

Từng giữ chức vụ quan trọng tại Uber, nhưng Mark MacGann đã đánh đổi an nguy của mình để vạch trần những sự thật đằng sau start-up xe công nghệ đình đám này.

Nguoi vach mat Uber anh 1

Mark MacGann (52 tuổi), nhà vận động hành lang chính của Uber tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, đã đứng ra tiết lộ hơn 124.000 tài liệu “Hồ sơ Uber” cho thấy chiến thuật bất hợp pháp để thúc đẩy sự phát triển của công ty thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất Thung lũng Silicon.

Hối hận vì làm việc cho Uber

Theo Guardian, do nằm trong ban lãnh đạo cấp cao của công ty nên ông biết rõ mình không thể phủi bỏ trách nhiệm trong vụ việc này. Ông còn từng chùn chân vì lo sợ những hậu quả mà mình phải gánh chịu trong tương lai.

Nhưng MacGann cho biết ông vẫn quyết tâm vạch trần những sự thật đáng sợ này vì cho rằng Uber đã lách luật hàng chục quốc gia, lừa dối tài xế công nghệ hòng trục lợi từ ngành công nghiệp taxi.

“Tôi cũng có một phần trách nhiệm trong câu chuyện này. Tôi là người trực tiếp gặp gỡ nhà chức trách của các nước và làm việc với truyền thông, tiếp tay cho vụ việc. Tôi cũng là người đã lợi dụng giới tài xế công nghệ và hứa hẹn với họ về khoản thù lao khổng lồ”, ông nói.

Mark MacGann là người đứng đầu các hành vi vi phạm luật và quy định về taxi của hãng. Ông từng chứng kiến Uber gây áp lực lên các chính phủ nhằm viết lại luật taxi và lao động để giúp mở đường cho mô hình gọi xe công nghệ trên 40 quốc gia khác nhau. Theo ông, sự dễ dãi của nhà chức trách Anh, Pháp và Nga đối với Uber là thiếu công bằng và đi ngược lại quyền dân chủ.

Nguoi vach mat Uber anh 2

Mark MacGann là người vận động hành lang chính của Uber tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Ảnh: The Guardian.

“Tôi hối hận vì từng là một phần của một tổ chức chuyên trục lợi bằng cách lợi dụng lòng tin tài xế, khách hàng và quan chức các nước. Đáng lẽ ra tôi nên tỏ thái độ phản đối kiên quyết hơn. Tôi phải có trách nhiệm nói ra sự thật, giúp chính phủ và nhà làm luật các nước có biện pháp sửa sai thích hợp”, ông chia sẻ.

Mark MacGann, từng giữ chức vụ quan trọng tại Uber giai đoạn 2014-2016. Ông cũng chính là một trong những người đã tiếp tay cho loạt hành vi sai trái. Điều này khiến ông mất đến 5 năm sau khi rời khỏi công ty mới dám đứng ra để nói lên sự thật.

“Không hề dễ dàng để làm được điều này nên tôi đã lưỡng lự mất một thời gian dài. Tuy nhiên, tôi cho rằng một khi sự thật được phơi bày, không có giới hạn thời gian nào có thể ngăn cản”, MacGann cho biết.

Mộng tưởng tan vỡ

Mark MacGann được Uber chiêu mộ từ năm 2014 với nhiệm vụ giúp công ty quản lý mối quan hệ với chính phủ các quốc gia khác bên ngoài nước Mỹ. Đến tháng 10, ông được thuyên chuyển sang bộ phận quản lý chính sách công ở các nước Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Ông đã hết lòng tin tưởng vào định hướng của start-up tiên phong trong lĩnh vực taxi công nghệ này. “Tôi làm việc 20 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, bay đi bay lại giữa các nước để họp hành, hội nghị. Tôi không biết chùn chân là gì”, ông chia sẻ.

Công ty tìm cách tiến vào các thị trường mà họ có thể dễ dàng lách luật

Mark MacGann, chuyên gia vận động hành lang của Uber tại châu Âu

Nhưng sau đó ông nhận ra tham vọng của Uber và các nhà đầu tư là muốn trở thành kẻ kiểm soát thị trường, giữ thế độc quyền tại các thành phố, làm thay đổi toàn bộ hệ thống vận tải và thậm chí là thay thế tài xế công nghệ bằng các loại xe tự động.

“Công ty tìm cách tiến vào các thị trường mà họ có thể dễ dàng lách luật và việc của tôi là gặp gỡ và giữ mối quan hệ tốt với những chính trị gia để dễ bề thương lượng với họ”, ông nói.

Nhớ lại khoảng thời gian ở Uber, MacGann cảm thấy ông như kẻ say rượu, không biết phải trái, đúng sai là gì. “Hồ sơ Uber” cũng chỉ ra mặc dù MacGann từng tỏ thái độ phản đối với một số quyết định của công ty nhưng đa phần ông vẫn đồng thuận với những chiến thuật chơi xấu đối thủ, thậm chí là còn liên quan trực tiếp đến những sai phạm.

Nguoi vach mat Uber anh 3

Ảnh chụp Mark MacGann và nhà đồng sáng lập Uber Travis Kalanick.

Nói về chiến lược “vũ khí hóa tài xế”, ông cho biết đồng sáng lập Travis Kalanick của hãng gọi xe đã chủ trương cổ vũ các tài xế biểu tình ở Pháp, bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra với họ.

MacGann và cựu Giám đốc truyền thông Rachel Whetstone khi đó đã ngăn cản nhưng vị CEO vẫn kiên định với quyết định của mình. “Bạo lực chính là bảo chứng rõ ràng nhất cho thành công của chúng ta”, MacGann kể lại lời cựu CEO Uber. Ông cho rằng thúc đẩy bạo loạn này là một chiến lược nguy hiểm và ích kỷ.

Song, “Hồ sơ Uber” cũng cho thấy ông từng tham gia vào chiến thuật kinh doanh này. MacGann đã gửi email khen ngợi nhân viên ở Amsterdam vì đã thúc đẩy bạo lực và gây áp lực lên chính phủ Hà Lan. Nhớ lại sự kiện, ông cho biết mình cảm thấy ghê tởm và nhục nhã vì đã dung túng cho những hành vi tàn bạo này.

Trở thành kẻ “đứng mũi chịu sào” với hàng loạt hiểm nguy

MacGann còn tiết lộ Uber dưới sự lãnh đạo của cựu CEO Kalanick đã dùng nhiều chiêu trò bẩn để cạnh tranh trên thị trường taxi, khiến ông đối mặt với nhiều nguy hiểm. Cụ thể, vì là đại diện của Uber ở thị trường châu Âu nên MacGann đã phải đứng mũi chịu sào những phản đối của các quốc gia như Pháp, Bỉ, Ý và Tây Ban Nha.

Ông thậm chí còn bị đe dọa đến tính mạng nên phải thuê vệ sĩ để bảo vệ mình. MacGann chia sẻ khoảng thời gian làm việc ở Uber đã khiến ông bị suy sụp tinh thần và sau đó là chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất của ông là khi cuộc biểu tình nhằm phản đối dịch vụ Uber diễn ra tại trạm Brussels Midi ở Bỉ. Lúc đó, MacGann từng bị một nhóm tài xế đuổi theo sau khi đang đặt xe Uber ở London.

Một người đã nắm vai ông hòng ngăn ông bước vào xe. Họ còn liên tục đấm mạnh vào cửa xe và đe dọa ông. “MacGann, hãy chờ đấy, bọn tao sẽ tìm thấy mày. Bọn tao biết chỗ ở của mày rồi”, nhóm người đe dọa. Tài xế của ông lúc ấy đã bật khóc vì sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngay sau sự kiện này, MacGann còn nhận được một lời đe dọa khác trên Twitter. “Một ngày nào đó bọn cảnh sát sẽ không thể đến cứu mày. Để rồi xem lúc đó mày làm được gì với đống tiền của mình”, kẻ ẩn danh viết.

Nguoi vach mat Uber anh 4

Chiến lược "vũ khí hóa" tài xế của Uber đã lợi dụng, khai thác bạo lực chống lại họ để "giữ lửa cho cuộc tranh cãi". Ảnh: West Observer.

Nguy hiểm tiếp tục rình rập khi một tài xế taxi đã bám theo xe của MacGann để đến nhà ông ở Brussels, sau đó đăng tải địa chỉ này vào một hội nhóm chống đối Uber. Trong một cuộc biểu tình ở Bỉ, có tài xế còn dán tờ giấy ghi “Lệnh truy nã” kèm hình ảnh của MacGann ngay trên xe của mình. Cuối cùng, Uber quyết định thuê vệ sĩ để bảo vệ ông.

“Tôi bị nhóm vệ sĩ vây quanh cả ngày trong suốt 5 tháng ròng. Điều này khiến tôi rất căng thẳng”, ông chia sẻ với đồng nghiệp. 4 tháng sau, ông quyết định từ chức và đi trị liệu tâm lý suốt 1 năm ròng mới có thể hồi phục.

Theo Guardian, sau khi “Hồ sơ Uber” được công bố, đại diện của hãng cho biết ông MacGann hiện không có quyền phát ngôn về chiến lược kinh doanh của Uber. Hãng thừa nhận những sai lầm trong quá khứ nhưng khẳng định đã thay đổi kể từ năm 2017 khi CEO Dara Khosrowshahi lên nắm quyền.

“Chúng tôi không biện minh cho những hành vi trước đây nhưng chúng không đại diện cho những giá trị hiện tại của chúng tôi”, đại diện Uber nói.

Uber lách luật, qua mặt cảnh sát và bí mật vận động hành lang ra sao?

Loạt tài liệu bí mật bị rò rỉ đã tiết lộ về cách gã khổng lồ taxi công nghệ Uber lách luật, lừa bịp cảnh sát, lợi dụng bạo lực và bí mật vận động chính phủ để mở rộng quy mô.

Rò rỉ bom tấn gây rung chuyển thế giới về Uber

Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Uber có thể đã sử dụng các chiến thuật bất hợp pháp để thúc đẩy sự phát triển của công ty trên toàn cầu.

Tham vong moi cua Sony hinh anh

Tham vọng mới của Sony

0

Hợp tác thành lập liên doanh sản xuất ôtô điện, Sony sẽ cung cấp cảm biến, phần mềm và thiết bị giải trí để cùng Honda gia nhập thị trường xe tự lái.

Thúy Liên

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm