Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người đàn ông bị bắt vì tiểu tiện vào bia tưởng niệm cảnh sát ở Anh

Hơn 100 người bị bắt ở London hôm 13/6 sau khi bạo lực bùng phát vì các nhóm cực hữu nhắm vào người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc.

Các nhóm cực hữu đã tấn công cảnh sát bằng chai lọ và thỉnh thoảng xô đẩy một cách bạo lực với cảnh sát khi họ tiến hành cuộc biểu tình chống lại những người biểu tình "Black Lives Matter" (Mạng sống của người da đen quan trọng), theo CNN.

Hàng trăm người đàn ông da trắng chủ yếu là trung niên, nhiều người không mặc áo và cầm theo bia, tập trung tại Quảng trường Nghị viện. Video hiện trường cho thấy một số ít người biểu tình cánh hữu ném đồ vật vào cảnh sát đang đứng dàn hàng, và một số cảnh sát chống đỡ bằng dùi cui.

bao luc vi bieu tinh cuc huu o london anh 1

Một vại bia bị người biểu tình cực hữu ném vào cảnh sát tại London hôm 13/6. Ảnh: Getty.

Các nhóm, một số người trong số họ hô vang "England" trong khi đụng độ, cho biết họ biểu tình để "bảo vệ" các bức tượng quanh Quảng trường Nghị viện, bao gồm tượng thủ tướng thời chiến Winston Churchill.

Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel mô tả hành vi này là "thói côn đồ hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Các cáo buộc mà người bị bắt phải đối mặt bao gồm gây mất trật tự bằng bạo lực, tấn công người thi hành công vụ, sở hữu vũ khí tấn công, sở hữu ma túy hạng A và gây mất trật tự vì say xỉn, theo Twitter Cảnh sát Đô thị London.

Cảnh sát cũng bắt giữ một người đàn ông 28 tuổi. Đây là người được cho đã tiểu tiện vào tượng đài tưởng niệm một cảnh sát thiệt mạng trong khi bảo vệ quốc hội trước cuộc tấn công khủng bố vào năm 2017.

bao luc vi bieu tinh cuc huu o london anh 2
Bức ảnh người đàn ông tiểu tiện vào bia tưởng niệm cảnh sát gây phẫn nộ tại Anh. Ảnh: Alamy Live.

Cảnh sát Đô thị London đã áp đặt giới hạn 17h đối với cả biểu tình "Black Lives Matter" và biểu tình của phe cánh hữu ở thủ đô của Vương quốc Anh. Họ cũng đặt ra các điều kiện về tuyến đường và khu vực mà người biểu tình có thể sử dụng, để cố ngăn chặn hai nhóm đụng độ.

Trong khi đó, hàng nghìn người đã tập trung tại trung tâm Paris để phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Biểu tượng của phong trào này tại Pháp là Adama Traoré, một thanh niên da đen đã thiệt mạng trong lúc bị giam giữ hồi năm 2016.

Các cuộc biểu tình hôm 13/6 được tổ chức bởi 17 nhóm, bao gồm cả chiến dịch "Sự thật cho Adama" của gia đình anh.

Đáp lại, một số lượng nhỏ người biểu tình cực hữu đã trèo lên một tòa nhà gần đó để giăng biểu ngữ với nội dung: "Công lý cho các nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc chống người da trắng".

Trong khi cảnh sát không chính thức cấm các cuộc biểu tình hôm 13/6, việc tụ tập hơn 10 người không được cho phép theo quy định về ứng phó với dịch virus corona của Pháp.

Cái chết của George Floyd khơi nguồn biểu tình lớn chưa từng thấy

Cái chết gây rúng động của George Floyd như “giọt nước tràn ly”, hàng chục nghìn người Mỹ cùng xuống đường biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc.

Trước khi bị ném xuống biển, tượng nhà buôn nô lệ đã gây phẫn nộ ở Anh

Bức tượng của nhà buôn nô lệ người Anh Edward Colston đã bị người biểu tình lật đổ và ném xuống biển từ cảng Bristol, Anh hôm 7/6. Bức tượng này từ lâu đã gây ra sự tức giận.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm