Dưới sức gió ở cấp 12-13 (115-150 km/h), giật cấp 15, người dân các tỉnh từ Thanh Hóa tới Quảng Trị sau khi chằng chống nhà cửa lại phải lo đối phó với nước ngập tràn từ biển.
Sóng to gió lớn lúc 10h tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa). Thủy triều dâng cao khiến tuyến đường Hồ Xuân Hương bị ngập, nhiều phương tiện lưu thông khó khăn. Những cột sóng đánh cao khoảng 5-6 m gây nguy cơ vỡ bờ kè che chắn tuyến đường Hồ Xuân Hương rất cao. Ảnh: Nguyễn Dương.
Người đi xe máy loay hoay trong làn nước ngập. Ảnh: Nguyễn Dương.
Mặc dù lúc này mưa không lớn nhưng nước từ biển tràn qua khiến một số tuyến đường bị ngập. Trước diễn biến phức tạp, đơn vị chức năng đã huy động xe tải chở từng khối đá tảng lớn và xe cẩu đến bảo vệ bờ kè và tuyến đường này. Ảnh: Nguyễn Dương.
Khu vực bãi biển Cửa Tùng, Quảng Trị gió giật rất mạnh lúc 10h. Ảnh: Điền Quang.
Sóng lớn, gió mạnh tại biển Cửa Lò (Nghệ An) lúc 10h. Ảnh: Phạm Hòa.
Cây đổ trên một số tuyến đường ở thị xã ven biển của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Lê Hiếu.
Mưa lớn, nhiều người vẫn phải ra đường vì nhiều việc khác nhau. Ảnh: Lê Hiếu.
Một ngư dân kéo chiếc thuyền thúng từ biển về cất bảo quản. Ảnh: Lê Hiếu.
Nước càng lúc càng ngập sâu, tấn công nhà dân hai bên đường. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo người dân TX Cửa Lò, sau khi bão tan, nước sẽ rút trong vòng hai tiếng. Tuy nhiên, việc nước biển dâng cao khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn, đi lại khó khăn. Ảnh: Lê Hiếu.
Ông Hồ Thanh Đức, cán bộ UBND thị xã Cửa Lò cho biết nhiều tuyến đường bị ngập, mái tôn bay vèo vèo khắp nơi, thậm chí mắc cả vào dây điện trên cao. Ảnh: Phạm Hòa.
Tường đổ, gạch vỡ trên đường ở thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Ảnh: Văn Được.
Khu vực huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) mưa rất to, gió giật mạnh, sóng biển cao, người dân khó di chuyển. Ảnh: Phạm Trường.
Khu neo đậu tàu tránh bão (âu tàu Thanh Khê, sát sông Gianh), Thanh Trạch, Quảng Bình. Ảnh: Tiến Tuấn.
Nhiều thời điểm gió giật mạnh, nhiều người vẫn cố chống chọi để dọn dẹp trước cửa nhà. Ảnh: Tiến Tuấn.
Sau khi gió lặng, người dân ở âu tàu Thanh Khê phát hiện một con tàu bị đắm. Họ đi thuyền thúng tới để tiếp cận. Ảnh: Tiến Tuấn.
Lúc này nước đã ngập tận bụng người lớn. Một người đàn ông dò dẫm vào nhà cứu vớt đồ đạc bị chìm sâu. Ảnh: Tiến Tuấn.
Tính đến 12h trưa 15/9, Thừa Thiên - Huế đã có 500 nhà tốc mái, hàng trăm cây gãy đổ. Tại Quảng Bình, nhiều nơi mất điện, cây cối gãy đổ nhiều, cổng chào TP Đồng Hới đổ sập... Xe cộ bị cấm lưu thông trên quốc lộ 1 qua Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Bão vẫn giữ hướng di chuyển tây tây bắc, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu dần. 16h ngày 15/9, tâm bão ở trên khu vực biên giới Việt - Lào, suy yếu còn cấp 8-9 (60-90 km/h).
Báo số 10 đổ bộ vào đất liền từ khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình với sức gió có sức gió 115-150 km (cấp 12-13) đã khiến nhiều cây cối gẫy đổ, thuyền bị chìm.
Bão số 10 quét qua đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) sáng 15/9 với sức gió giật trên cấp 15 làm nhà cửa bị tốc mái, cây cối đổ và nhiều thiệt hại khác về tài sản.
Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia.