Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân khắp thế giới nghĩ gì về Trump

Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa là đối tượng thường xuyên bị châm biếm, thù ghét, nhưng cũng có khi được yêu mến bởi người dân bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ.

Một lễ hội diễu hành với mô hình biếm họa bằng giấy bồi chế giễu Donald Trump được trưng bày ở "Rosenmontag" (lễ hội Ngày thứ Hai hoa hồng) ở Duesseldorf, Đức, ngày 13/3.
Tượng "Canager" trong lễ Giáng sinh của người Catalan có hình Hillary Clinton và Donald Trump, tại một nhà máy ở Torroella de Montgri, phía bắc Tây Ban Nha, ngày 26/9. Các bức tượng nhân vật này là truyền thống của vùng Catalonia và được sử dụng trong việc tái hiện cảnh Chúa giáng sinh. Bức tượng "người phóng uế" được coi là biểu tượng của giàu có và hứa hẹn mùa màng bội thu. Ngày nay, một số nhân vật nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng cũng được lựa chọn để làm tượng "Canager". 
Một người biểu tình cầm tấm bảng in hình Trump trong lễ diễu hành chào đón người tị nạn ở London, Anh, ngày 19/3.
Binh sĩ Israel đứng cạnh một trạm xe buýt có dán áp phích ủng hộ Trump từ chi nhánh Israel trong chiến dịch của đảng Cộng hòa, gần khu định cư Do Thái ở Bờ Tây, thành phố Ariel, ngày 6/10.
Các thành viên của nhóm cánh hữu Hindu Sena, Ấn Độ mừng sinh nhật Trump ở thủ đô New Delhi, ngày 14/6. Những người bảo thủ thuộc nhóm này trước đó đã tổ chức cầu nguyện để tỷ phú Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. 
Tấm biển "Ông cũng chỉ là một viên gạch trên bức tường", trong cuộc biểu tình phản đối chuyến thăm của Trump tại Mexico, ở khu vực tượng Nữ thần Độc lập, Mexico City, ngày 31/8. Ông Trump từng cam kết "xây tường" dọc theo biên giới phía nam nước Mỹ nếu đắc cử để đối phó nhập cư trái phép và buộc Mexico phải trả chi phí.
Các pháp sư cầm một tấm poster có hình Trump khi thực hiện nghi lễ tiên tri cho năm mới tại đồi Morro Solar, Chorrillos, Lima (Peru), ngày 29/12/2015.
Một người ủng hộ Đảng Độc lập (UKIP) đeo huy hiệu UKIP trên chiếc áo phông in hình Trump tại hội nghị thường niên của đảng này ở Bournemouth, Anh, ngày 16/9.
Một diễn viên hài kịch người Mexico hóa trang thành Trump để gây cười trong vở kịch mang tên "Con trai của Trump" ở nhà hát Aldana, Mexico City, ngày 3/10/2015.
Các nhà vận động tạo các tư thế khác nhau trên bức tường các-tông "Đoàn kết để ngăn chặn Trump" trước cổng Brandenburg nhằm kêu gọi những người Mỹ sống ở nước ngoài đăng ký bầu cử và bỏ phiếu tại Berlin, Đức, ngày 23/9.
Một nhãn dán có hình Donald Trump trên đường phố London, Anh, ngày 5/10.
Nghệ sĩ người Anh James Ostrer đứng cạnh tác phẩm mang tên "Emotional Download", trong đó hình ảnh Trump là một phần của loạt tác phẩm "Hệ thống Bản ngã" của anh, tại một triển lãm nghệ thuật ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/3. 
Những màn tranh luận nảy lửa giữa Clinton và Trump Hai ứng viên tổng thống Mỹ bước vào cuộc tranh luận trên truyền hình đầu tiên tối 26/9 (sáng 27/9 giờ Hà Nội). Họ công kích nhau từ những bê bối cá nhân đến các vấn đề chính sách.

Trump, Clinton cạnh tranh từng lượt like trên mạng xã hội

Facebook, Twitter là công cụ đắc lực hỗ trợ cho ông Trump và bà Clinton thu hút các cử tri và cũng là mảnh đất màu mỡ để các ông lớn công nghệ gia tăng sức ảnh hưởng.

Xuất hiện thêm video 'người lớn' có ông Trump

Hãng tin CNN vừa tiết lộ thêm hai đoạn phim người lớn của Playboy có sự xuất hiện của ứng cử viên đảng Cộng hoà Donald Trump.


Tuyết Mai (theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm