Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân Huế lo trận ngập năm 2018 lặp lại

Lo sợ bão số 5 gây mưa ngập, người dân cồn Hến (TP Huế) thức cả đêm để sơ tán tài sản, đồ đạc.

Chiều 17/9, TP Huế đón tín hiệu đầu tiên của bão số 5 với những cơn mưa rào ngắt quãng. Xe tuyên truyền lưu động của UBND phường đi đến từng tuyến phố, phát loa cảnh báo người dân về nguy cơ ngập lụt khi bão đổ bộ.

Những cơn mưa trước bão không lớn nhưng đường Ưng Bình cắt qua cồn Hến (phường Vĩ Dạ) đã ngập nước quá nửa bánh xe máy. Nhiều cư dân sống ở hòn đảo giữa sông Hương phải bỏ xe giữa đường để lội nước về nhà.

mua ngap Thua Thien - Hue anh 1

Nước ngập tại cồn Hến trước giờ bão số 5 đổ bộ. Ảnh: Việt Linh.

Hơn 22h, bà Hoàng Thị Ngọc vẫn lục đục dọn dẹp tầng một của căn nhà hai tầng. Nhu yếu phẩm và chăn màn được dọn lên tầng hai. Đêm nay, cả nhà bà sẽ thức chờ bão về. "Nếu mưa dai dẳng thì chắc chắn ngập, mọi người phải bê nốt chiếc tủ lạnh lên tầng hai", bà chia sẻ.

Là người dân sống lâu năm tại cồn Hến, bà Ngọc đặt tay lên ngực để tả lại cho phóng viên mực nước ngập tại đây vào năm 2018. Nước sông Hương khi đó dâng cao, cồn Hến là "vùng lõm" với 4 mặt giáp sông, không có cống tiêu nước.

Ở cuối xóm, nhà anh Nguyễn Văn Lộc cũng chưa tắt điện. Gia đình anh có hai chiếc xe máy để trước sân, mưa lớn thì chấp nhận "ngâm nước". Anh chỉ lo trong nhà có nhiều trẻ con nên phải thức canh bão để kịp sơ tán.

mua ngap Thua Thien - Hue anh 2

Bà Hoàng Thị Ngọc đưa đồ đạc trong nhà lên vị trí cao để phòng mưa ngập. Ảnh: Việt Linh.

Không tính trận lũ lụt kinh hoàng năm 1999, người dân ở cồn Hến đã trải qua nhiều đợt ngập gây thiệt hại lớn vào các năm 2017, 2018. Khoảng 800 hộ dân ở đây đã quen với việc bị cắt điện, giao thông chia cắt trong mỗi trận bão.

Lo lắng của người dân càng có cơ sở hơn khi ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Cảnh báo rủi ro thiên tai (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia), đánh giá kịch bản nước biển dâng có thể xảy ra sau khi bão số 5 đổ bộ.

Bão có thể đến vào buổi trưa, trùng thời điểm với triều cường nên cần đề phòng nguy cơ nước biển dâng. Chuyên gia lấy ví dụ về 2 cơn bão lịch sử từng đổ bộ vào miền Trung năm 2006 và năm 2009 gây thiệt hại nặng nề, đều do hiện tượng nước biển dâng.

Ông Tuấn khuyến cáo các hộ gia đình có nhà cửa không kiên cố cần có biện pháp gia cố để phòng chống cơn bão này. Người dân vùng trọng tâm bão đổ bộ cũng cần liên tục cập nhật các bản tin dự báo, xây dựng kế hoạch ứng phó cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Bão số 5 áp sát Quảng Bình - Quảng Nam

Lúc 4h sáng 18/9, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 5 đã vào đến vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Bão duy trì sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.

Trong 12 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 25 km/h và đi vào đất liền khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Lúc này, sức gió mạnh nhất giảm xuống cấp 8-9, giật cấp 11.

Như vậy, bão số 5 di chuyển nhanh nhưng sẽ đổ bộ với cường độ gió giảm hơn so với dự báo trước đó. Sau khi đổ bộ, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng áp thấp, di chuyển đến khu vực Thái Lan.

Bão số 5 áp sát Quảng Bình - Quảng Nam

Bão số 5 với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 đang ở ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Bão có thể đổ bộ đất liền vào trưa nay (18/9).

Hãng bay hủy chuyến hàng loạt trước bão số 5

Hàng chục chuyến bay đến các tỉnh miền Trung trong ngày 18/9 đã bị hủy để tránh bão số 5 đổ bộ.

Ngọc Tân

Bạn có thể quan tâm