Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân có được rời TP.HCM sau 30/9?

Người dân rời TP.HCM đến các địa phương khác phải theo sự tổ chức của nơi đi và nơi đến, không được lưu thông bằng xe cá nhân.

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM thông báo lộ trình thực hiện chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế.

Liên quan vấn đề người dân rời thành phố về các địa phương khác, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình lưu ý người dân phải di chuyển theo tổ chức và không tự ý đi lại giữa các tỉnh, thành phố khác.

Thành phố cho phép những trường hợp cấp thiết đi lại liên tỉnh phải theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM.

"Người dùng xe cá nhân sẽ không đi qua được các chốt liên tỉnh. TP.HCM cũng sẵn sàng đón công nhân có tham gia hoạt động sản xuất tại TP.HCM mà thời gian qua đã về quê, đặc biệt tại các tỉnh giáp ranh. Thành phố sẽ phối hợp với các địa phương theo quy trình để đưa công nhân về TP.HCM bằng phương tiện chung", ông Bình nhấn mạnh và kêu gọi người dân ở lại thành phố tham gia lao động sản xuất, đảm bảo cuộc sống.

Nguoi dan co duoc roi TP.HCM tu 1/10? anh 1

Sau ngày 1/10, thành phố không còn tổ chức chốt chặn ở nội thành, nhưng vẫn duy trì việc tuần tra lưu động. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ông Bình cho biết thêm sau ngày 1/10, thành phố sẽ không còn tổ chức chốt chặn ở nội thành, nhưng vẫn duy trì việc tuần tra lưu động.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, cho biết sau 30/9, Công an TP vẫn duy trì 12 chốt chính và 39 chốt phụ giáp ranh các tỉnh. Lực lượng sẽ phối hợp công an địa phương kiểm soát người ra vào thành phố tại 51 chốt chặn này.

“Với 51 chốt kiểm soát, nếu người dân cùng kéo về các tỉnh sẽ gây ra ùn tắc, ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của chuỗi cung ứng hàng hóa. Lực lượng chức năng cũng ghi nhận nhiều trường hợp thông chốt kiểm soát bằng nhiều cách. Công an TP.HCM sẽ phối hợp công an các địa phương để kiểm soát, xử lý, nếu người nào cố ý, tự ý rời thành phố làm lây lan dịch bệnh có thể xử lý hình sự”, đại tá Quang nhấn mạnh.

Nói thêm về vấn đề trên, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình khẳng định việc kiểm soát này nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho tất cả người dân.

"Mỗi tỉnh, thành có mức độ phủ vaccine và tình hình dịch bệnh khác nhau. Do đó, người dân có nhu cầu về quê phải di chuyển theo tổ chức để tránh xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh", Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nói.

Về tình trạng nhiều người TP.HCM đang bị kẹt ở các tỉnh và đang muốn về lại thành phố, ông Bình cho biết người dân có nhu cầu cần gửi đơn lên Sở Giao thông Vận tải TP để xem xét. Thành phố chưa có bộ tiêu chí hay quy định cho việc đưa đón này mà đang thực hiện giống như tổ chức đưa đón công nhân, lao động ở các tỉnh trở lại TP.

TP.HCM trải qua hơn 120 ngày giãn cách với nhiều cấp độ khác nhau. Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát, đến nay thành phố ghi nhận hơn 380.870 ca nhiễm, đang điều trị khoảng 35.000 bệnh nhân; 14.631 người tử vong vì Covid-19.

Liên tiếp từ 6/9 tới nay, số ca bệnh nặng phải thở máy và số ca tử vong tại TP.HCM có xu hướng giảm dần. 5 ngày vừa qua, số ca nhập viện đều thấp hơn số ca xuất viện. Những chỉ số này cho thấy tín hiệu tích cực sau gần 5 tháng chống dịch của TP.HCM.

Dịch vụ nào ở TP.HCM sẽ được mở lại sau 30/9?

Người dân được phép lưu thông mà không cần giấy đi đường, nhiều hoạt động dịch vụ, kinh doanh, sản xuất từng bước được hoạt động trở lại sau ngày 30/9.

Bỏ hết chốt chặn sau 30/9, xe cộ được lưu thông nội thành TP.HCM

Sáng 30/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM họp báo công bố chỉ thị mới về phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế.

Chủ xế hộp bị tạt sơn có được bảo hiểm bồi thường?

Theo luật sư, rất khó để các công ty bảo hiểm chi trả chi phí sửa chữa cho chủ xe bị kẻ xấu tạt sơn.

Thư Trần

Bạn có thể quan tâm