Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người dân bản Chu Va qua cầu treo mặt gỗ mục nát

Từ ngày cầu treo Chu Va 6 bị sập, người dân hai bản Chu Va 6, Chu Va 8 phải di chuyển qua cây cầu treo cũ. Mặt cầu được làm bằng cây, ván gỗ nhưng đã khô mục.

Người quay clip kể lại khoảnh khắc sập cầu thảm khốc

"Mọi người đang đi bình thường thì cầu sập. Tôi thấy nhiều người thét lên, gào khóc khi ngã xuống suối cạn. Máu vương khắp nơi".

Trở lại Chu Va một năm sau vụ sập cầu thảm khốc

Nhiều hộ tại bản Chu Va, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) nhớ cảnh gia đình đầm ấm, quây quần bên nồi bánh chưng, cối giã bánh dày, đốt lửa thâu đêm ngày Tết sau một năm sập cầu.

Một năm sau thảm họa sập cầu Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu), người dân nơi đây vẫn chưa thể yên tâm mỗi khi lưu thông qua con suối này.
Ông Hàng A Phảng, Trưởng bản Chu Va 6 cho hay, sau khi sự cố sập cầu treo khiến hàng chục người thương vong, Sở GTVT Lai Châu đã phối hợp với huyện Tam Đường triển khai làm cầu tạm qua suối, nối liền hai bản Chu Va 6 và Chu Va 8.
Dù cây cầu tạm sử dụng hệ thống dầm chữ i với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng nhưng cây cầu rất thấp so với mực nước suối. Trong đợt mưa đầu mùa ngày 27/4/2014, nước lũ dâng lên đã cuốn trôi cây cầu này khiến việc đi lại của dân hai bản gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: Vùng khoanh đỏ là vị trí cây cầu tạm bị cuốn trôi.
Sở GTVT Lai Châu và UBND huyện Tam Đường sử dụng hệ thống cầu treo cũ gần đó và vận động người dân hai bản tự chặt cây, xẻ ván để làm nền cầu. Hầu hết những cây gỗ, tre nứa sau một thời gian sử dụng đã khô mục. 
Chúng chỉ được đóng đinh, nẹp bằng một mảnh tre và buộc giữ bằng sợi dây thép nhỏ.
Cọc giữ thăng bằng bị mục nát gần như không còn tác dụng.
12
Thậm chí nhiều cây gỗ có thể nhấc lên dễ dàng do dây buộc đã bị đứt, lỏng.
23
Anh Vàng A Lứa (25 tuổi), người dân bản Chu Va 6 cho hay, hàng ngày có hàng trăm lượt người dân hai bản đi qua cầu. Mặt cầu được ghép bằng thân gỗ bạch đàn nhỏ tròn nhưng nẹp không chắc chắn. Khi di chuyển xe máy qua nhiều vị trí thân gỗ xoay tròn rất trơn, đặc biệt khi trời mưa.
Dù lòng cầu rộng 1,5 m nhưng không thể di chuyển hai làn xe máy cùng một lúc do khi tránh nhau rất dễ mất thăng bằng và ngã xuống suối. Ngoài xe máy, các loại xe thồ chở nông sản và súc vật không thể di chuyển qua đây.
Anh Lứa cũng cho biết điều hàng ngày trẻ em trong bản vẫn phải tự tới trường qua cây cầu này. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi đều được phụ huynh địu qua suối. Người dân trong bản lo lắng về tình trạng mặt cầu xuống cấp, gỗ khô mục khi chỉ còn vài tháng nữa sẽ tới mùa mưa.

Ông Hoàng Thọ Trung, Bí thư huyện ủy Tam Đường (Lai Châu) cho hay sau khi cầu tạm được làm bằng bê tông bị lũ cuốn trôi đơn vị đã huy động nhân lực, vật lực gia cố, trùng tu hệ thống cáp, ốc neo. Về phản ánh tình trạng cây cầu có nhiều bộ phận bằng gỗ, tre mục nát buộc bằng sợi dây thép nhỏ yếu ớt ông Trung cho biết tổng chi phi sửa chữa toàn bộ cây cầu này chỉ khoảng 140 triệu đồng. Dù trâu bò không thể đi qua, hàng hóa nông sản không vận chuyển được trọng tải lớn nhưng cơ bản việc đi lại của người dân đã được khắc phục. 

Ông Trung cũng cho biết, UBND huyện Tam Đường đã nhận ý kiến phản hồi của nhân dân bản Chu Va 6 về mong muốn được xây dựng một cây cầu rộng, chắc chắn có thể cho xe ôtô (loại 5 tấn) di chuyển qua để phục vụ thu hoạch nông sản. Địa phương đã làm báo cáo, kiến nghị và đang chờ chủ trương chỉ đạo của Bộ GTVT.


Hoàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm