Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người chụp Messi và Ronaldo chơi cờ nói nhiếp ảnh không có thật

Tay máy nổi tiếng Annie Leibovitz cho rằng nhiếp ảnh thuần túy không tồn tại bởi các công cụ hỗ trợ là một phần của môn nghệ thuật này.

Bức ảnh Annie Leibovitz chụp Ronaldo và Messi. Ảnh: Louis Vuiton.

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp các ngôi sao Annie Leibovitz được xem là huyền thoại sống của môn nghệ thuật này. Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất bà chụp là hình Ronaldo chơi cờ cùng Messi, đăng tải lên mạng xã hội trong kỳ World Cup 2022. Tấm ảnh hiện xếp thứ 4 trong danh sách nội dung nhiều lượt thích nhất trên Internet. Nếu cộng cả hai bài đăng từ Ronaldo và Messi, nó có hơn 70 triệu tương tác.

Trong cuộc phỏng vấn với AFP, bà Annie Leibovitz đưa ra quan điểm của mình về tác động của AI, các công cụ chỉnh sửa đến lĩnh vực nhiếp ảnh.

“Bản thân nhiếp ảnh cũng không thật sự tồn tại. Tôi thích sử dụng Photoshop. Tôi dùng mọi công cụ được cung cấp”, Leibovitz chia sẻ. Bà giải thích thêm rằng đóng khung một bức ảnh cũng đồng nghĩa với việc chỉnh sửa và kiểm soát ở một mức độ nào đó.

nhiep anh khong co that anh 1

Nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz. Ảnh: Annie Leibovitz.

Hiện tại, nhiều người lo lắng nhiếp ảnh đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo. Đó là các giải pháp tạo ra hình từ các câu lệnh văn bản. Tuy nhiên, Annie Leibovitz thể hiện quan điểm tích cực về công nghệ mới.

“Điều đó không đáng lo lắng với tôi. Mỗi tiến bộ công nghệ đều có những nghi ngờ và lo ngại ban đầu. Bạn chỉ cần dấn thân và học cách sử dụng nó”, Annie Leibovitz chia sẻ. Bà cho rằng hình ảnh do AI tạo có độ chân thực không kém gì chụp ảnh.

Chính tác phẩm nổi tiếng bà chụp hai siêu sao bóng đá đương đại, Lionel Messi và Cristiano Ronaldo cũng là kết quả của phần mềm chỉnh sửa. Cuối 2022, Louis Vuitton chia sẻ đoạn video hậu trường (behind the scene) quá trình thực hiện của tấm hình này. Ronaldo và Messi không có mặt tại cùng một địa điểm.

Nhiếp ảnh gia Annie Leibovitz đã chụp từng người. Trong đó, Messi xuất hiện bên cạnh bộ cờ vua. Video tiết lộ khung cảnh đánh cờ chỉ có một mình cầu thủ người Argentina, không xuất hiện CR7.

Do đó, bức ảnh cuối cùng, xuất hiện trên mạng xã hội là tác phẩm được ghép từ hai buổi chụp khác nhau. Sau khi video hậu trường được chia sẻ, đa phần người hâm mộ tỏ ra thất vọng. Nhiều chủ tài khoản chia sẻ rằng họ cảm thấy bị lừa dối khi hai siêu sao bóng đá không thực sự ngồi cùng nhau.

Trước World Cup 2010, bà Annie từng thực hiện bức ảnh nổi tiếng với Diego Maradona, Pele và Zinedine Zidane cùng chơi foosball (bi lắc).

Trong quá khứ, bà Annie nổi tiếng với bức ảnh gần như cuối cùng chụp cố thủ lĩnh của ban nhạc The Beatles, John Lennon, trước khi ca sĩ huyền thoại này bị ám sát. Bức hình nổi tiếng giữa John Lennon và Yoko Ono trên bìa tạp chí Rolling Stones vào năm 1981 cũng được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia này.

Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội

Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.

Bí quyết làm viền siêu mỏng trên iPhone 16

iPhone 15 đã mỏng, nhưng Apple muốn viền iPhone 16 còn phải mỏng hơn bằng công nghệ màn hình hoàn toàn mới.

Instagram vượt TikTok

Không phải vì đổi mới hay tính năng sáng tạo, Instagram đã đánh bại TikTok về mức tăng trưởng và số lượt tải về nhờ lượng người dùng khổng lồ sẵn có và bắt chước các nền tảng khác.

Cặp vợ chồng tiến sĩ gây sốt vì dỗ con bằng ChatGPT

Con trai bị ngã ở trường, bố mẹ an ủi thế nào cũng không nghe. Nhưng cậu bé lại nguôi ngoai ngay khi nghe ChatGPT dỗ dành.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm