Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Sau khoảnh khắc lịch sử 30/4/1975, đại úy Vũ Đăng Toàn cùng kíp xe tăng 390 về quê sống dân dã như trước quân ngũ. Với họ, tấm huân chương lớn nhất là được sống trong hòa bình.

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
 
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
 
 

Đón khách đến chơi, đại úy Vũ Đăng Toàn cười rất tươi. Người chỉ huy chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập giờ vui thú điền viên cùng vợ và các con, cháu tại quê nhà Hải Dương.

Suốt buổi trò chuyện, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt người cựu binh xấp xỉ 70. Giọng nói vang, trầm ấm, ông Toàn say sưa kể lại đời lính tăng. Thế nhưng, khi nói về những đồng đội đã ngã xuống ngay trước giờ thống nhất đất nước, giọng ông chùng xuống... Hơn 11h ông xin phép bật đài để theo dõi chương trình về 30/4. Radio phát bài hát Tiến về Sài Gòn quen thuộc mỗi dịp tháng 4 lịch sử.

 
 
Xe tăng vượt Trường Sơn vào chi viện chiến trường Miền Nam Giây phút bình yên của người lính lữ đoàn xe tăng 203.
Bộ đội tăng thiết giáp sử dụng tơi để bảo quản nòng pháo.
Bội đội tăng thiết giáp huấn luyện vượt sống trâu.
Chiến sĩ tăng thiết giáp học tập di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên thao trường.
Lính xe tăng lữ đoàn xe tăng 203.

Trai làng
“trúng số độc đắc”Phần 1

Tháng 4/1965, vừa tròn 19 tuổi, chàng trai Vũ Đăng Toàn nhập ngũ. Sau 1 tháng huấn luyện bộ binh tại Hương Canh (Vĩnh Phú), chàng tân binh cùng một số đồng đội được chọn để bổ sung về Trung đoàn xe tăng 203 (Lương Sơn, Hòa Bình).

Trước đó không lâu, ngày 22/6/1965, lữ đoàn xe tăng thứ hai được thành lập mang phiên hiệu 203.

Khi còn trẻ, tôi mơ ước vào bộ đội thì được tiếp xúc với các khí tài, thiết bị hiện đại. Bởi vậy, lúc nhận nhiệm vụ lái xe tăng, tôi thấy mình như trúng số độc đắc”, chàng trai làng Thượng Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương chia sẻ.

Những thanh niên ở nông thôn, chưa bao giờ tiếp xúc với máy móc, vũ khí nên khi bước lên xe tăng,nhiều người hoa cả mắt. Phía trước là bao nhiêu đồng hồ, nút bấm, các loại đèn…

Song, với quyết tâm học để ra chiến trường, họ đều nỗ lực hết mình, dồn hết tâm trí để nắm bắt yếu lĩnh làm chủ xe tăng.

Chỉ trong 6 tháng, những thanh niên thôn quê đã trở thành lính tăng thiết giáp thực sự. Họ có thể điều khiển cỗ máy nặng 18 tấn ngoan ngoãn theo ý của mình. Lúc sang trái, sang phải, có lúc phải quay 360 độ, lúc hành quân thần tốc, cũng có lúc đi như bò…

Lái xe tăng tinh thần phải vững vì cuộc đọ sức xe tăng với xe tăng hết sức ác liệt, một mất một còn”, đại úy Vũ Đăng Toàn đúc kết.

 
 

Hành trình của
bảo vật quốc giaPhần 2

 
 

Trước khi trở thành bảo vật quốc gia, xe tăng 390 cùng những người lính đi một hành trình dài dọc đất nước theo suốt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Lạng Sơn

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Năm 1979, xe tăng 390 tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Vĩnh Phúc

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Tháng 12/1971, xe tăng 390 hành quân từ Vĩnh Phúc, vượt Trường Sơn vào chiến đấu tại chiến trường Trị Thiên khốc liệt.

Quảng Trị

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Cán bộ, chiến sĩ trung đoàn xe tăng 203 nêu cao quyết tâm chiến đấu.

Đà Nẵng

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Năm 1973, xe tăng 390 làm nhiệm vụ tại Huế, Đà Nẵng.

Thành phố Hồ Chí Minh

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Xe tăng 390 tại Dinh Độc Lập, ngày 30/4/1975.

An Giang

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Năm 1978, xe tăng 390 được đưa đến biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Campuchia.
6 1 2 3 4 5
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
 

Ngày lịch sửPhần 3

 
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập
 

Bức ảnh lịch sử do phóng viên chiến trường người Pháp Françoise Demulder chụp khi xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập.

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Kíp xe tăng 390 trong Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

 
 

Ngày 29/4/1975, khi nhận lệnh đánh căn cứ Nước Trong để mở đường vào Sài Gòn, những người lính của Trung đoàn xe tăng 203 chỉ kịp ăn chút lương khô.

Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập

75 chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203 (Quân đoàn 2) - đơn vị chủ công trong mũi thọc sâu đánh chiếm Sài Gòn của cánh quân phía đông - đồng loạt tiến về mục tiêu.

Trong trận này, Đại đội 4 đã tiêu diệt 3 xe M48 và 1 xe M41 cùng nhiều bộ binh, làm cho Chiến đoàn 318 của quân đội Việt Nam Cộng hòa phải rút chạy, mở đường cho cánh quân phía đông thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 30/4/1975, Đại đội 4 dẫn đầu đội hình Quân đoàn. Tại đầu cầu Sài Gòn, đại đội cùng các xe trong tiểu đoàn tiêu diệt 2 tăng M48. Sau khi vượt cầu, đại đội tiếp tục đập tan các ổ đề kháng để tiến về Dinh Độc Lập.

10h45 ngày 30/4/1975, xe tăng 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy, húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập.

“Khi bánh xích xe tăng 390 nghiến qua cổng chính, điều đầu tiên chúng tôi nghĩ tới là ‘chiến tranh đã kết thúc rồi’. Đồng bào, đồng chí không phải đổ máu nữa. Mình sẽ sớm được đoàn tụ với gia đình. Chúng tôi ôm nhau, không khóc thành tiếng nhưng nước mắt ai cũng chảy”, đại úy Vũ Đăng Toàn xúc động nói.

Sau khi giải phóng Sài Gòn, Đại đội 4 ngay lập tức tập kết và được giao nhiệm vụ bảo vệ cảng Nhà Rồng. Chiều 30/4, Đại đội tổ chức nấu ăn. Đó là bữa cơm tươi đầu tiên trong hòa bình với thịt hộp và chiến lợi phẩm cá mực, cùng chút rượu.

Không có chén uống rượu. Anh em rót ra bát. Sáu, bảy anh em quay vòng để uống, chứ không chạm cốc chạm chén chan chát như bây giờ”, đại úy Vũ Đăng Toàn cười.

 

Sau 40 nămPhần 4

 
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập Kíp xe tăng 390 hội ngộ tại Dinh Độc Lập
Đại úy

Vũ Đăng Toàn

Trưởng xe tăng 390
Đại úy

Lê Văn Phượng

Pháo thủ số 2
Thượng úy

Ngô Sỹ Nguyên

Pháo thủ số 1
Thiếu úy

Nguyễn Văn Tập

Lái xe
 


 
 

Đại úy Vũ Đăng Toàn cho biết, sau giải phóng, 4 anh em trên xe tăng 390 mỗi người một nơi, mỗi người một nghề.

Hạ ba lô xuống, chúng tôi về quê, trở về nếp sống dân dã như trước khi nhập ngũ. Tôi đi học nghề tráng bánh đa, thái phở, thái mì rồi chăn nuôi gà, vịt…. Lăn lộn đủ nghề, cuối cùng tôi cũng giải quyết được lương thực cơ bản cho gia đình”, cựu chỉ huy xe tăng 390 cho hay.

Năm 1995, tại Paris (Pháp), bà Françoise Demulder tổ chức triển lãm ảnh chụp trong ngày 30/4/1975. Đầu tháng 3/1995, bà đến Việt Nam và gặp lái xe tăng Nguyễn Văn Tập, chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn, Lê Văn Phượng. Trở lại Pháp, bà để lại những bức hình đã chụp chiếc xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập.

Tiếp đó, 3 đài Truyền hình Hà Nội, Hà Tây và Hải Hưng (những địa phương có 4 thành viên xe tăng 390 cư trú) thống nhất hợp tác làm phim Những người lính xe tăng 390 ngày ấy. Bộ phim khi phát sóng đã gây chấn động dư luận.

Câu chuyện về những người lính tăng số hiệu 390 trở thành một trong 10 sự kiện báo chí của năm 1996. Xe tăng 390 lúc này mới chính thức được công nhận là xe tăng đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Ông Toàn và đồng đội được lịch sử ghi nhận.

Khi bà con hàng xóm biết đại úy Vũ Đăng Toàn là nhân chứng cho một sự kiện trọng đại của đất nước, người lính tăng giản dị nói với cha mẹ: “Con làm được việc đó là nhờ có bao nhiêu đồng đội đã hy sinh. Con nghĩ chiến công này là của đồng đội, của cả dân tộc”.

Còn chiếc xe tăng lịch sử được đưa về Bảo tàng Tăng thiết giáp trưng bày vào năm 1999, sau hành trình gần ba thập kỷ rong ruổi chiến đấu, phục vụ huấn luyện.

Với chúng tôi, xe tăng 390 trở thành một phần máu thịt. Bốn anh em có thể nhớ từng vết thương của xe. Sườn trái tháp pháo vẫn còn 2 vết lõm, sâu 1cm; phía trên mặt tháp pháo còn vết lõm dài chừng gang tay. Đó là những vết lõm do xe trúng bom, pháo địch.…”, đại úy Vũ Đăng Toàn kể rành mạch.

Ngày 1/10/2012, Thủ tướng ký quyết định công nhận xe tăng 390 là bảo vật quốc gia.

 
 
Người chỉ huy xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập


Nguồn tư liệu

  • Bảo tàng Tăng Thiết Giáp, Bộ Quốc phòng.
  • Nhà báo Françoise Demulder
  • Thông tấn xã Việt Nam
 

Thực hiện: Công Khanh

Ảnh, video: Phạm Duy - Mạnh Thắng
Thiết kế: Nguyên Anh

Bạn có thể quan tâm