Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Người bản xứ trẻ tuổi mạo hiểm tính mạng chống kẻ đốt phá rừng Amazon

Những nhà hoạt động trẻ người bản địa ở vùng Amazon đang đứng lên đấu tranh với các doanh nghiệp để bảo vệ đất cho cộng đồng. Nạn khai thác bừa bãi là nguyên nhân của cháy rừng.

nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 1
2017 là năm đẫm máu nhất đối với những nhà hoạt động bảo vệ đất trên toàn thế giới. Tổ chức phi lợi nhuận Global Witness cho biết năm 2017 có hơn 200 nhà hoạt động đất đai thiệt mạng vì đấu tranh chống lại các dự án khai thác khoáng sản hay nông nghiệp. Trong ảnh là khung hình của Berta Caceres, một nhà hoạt động bị sát hại, bên cạnh những ngọn nến tưởng niệm bà, trong một cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Honduras ở Mexico ngày 15/6/2016. Ảnh: AP.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 2
Nhiếp ảnh gia Pablo Albarenga, người đã chụp những hình ảnh dưới đây về các nhà hoạt động đất đai ở Brazil, cho biết đa số vụ án mạng nói trên xảy ra ở Brazil, với 57 vụ, 80% là nhắm vào những người cố gắng bảo vệ vùng Amazon. Trong ảnh là một thửa rừng Amazon bị chặt hạ ở Brazil. Ảnh: Getty Images.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 3
Ông Albarenga hy vọng những bức hình trong dự án của ông sẽ nêu bật được những mối đe dọa đã khiến các nhà hoạt động phải đứng ra đấu tranh bảo vệ mảnh đất của mình. Trong ảnh, một nhóm người bản xứ đang khảo sát mảnh đất quê hương mình đã bị người khai thác gỗ chặt phá ở vùng Humaita thuộc bang Amazon. Ảnh: Reuters.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 4
“Những người kia muốn khai thác tài nguyên mà không đếm xỉa đến khía cạnh văn hóa - lịch sử của vùng đất mà họ lấn chiếm, mà chỉ đưa ra giải pháp duy nhất là tái định cư. Vì vậy, người bản xứ không đồng ý từ bỏ mảnh đất của cha ông, dù họ có nghèo”, Albarenga nói. Trong bức ảnh chụp từ trên cao, gỗ đang bị chặt phá trái phép tại vùng Humaita thuộc bang Amazon. Ảnh: Reuters.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 5
Một người bản xứ bước đi trong khu rừng đã bị phá hoại. Trong dự án của mình, nhiếp ảnh gia Albarenga muốn kể câu chuyện đấu tranh tại 50 nơi khác nhau ở Brazil “bằng cách chụp hình từ trên cao, với các nhân vật... đang nằm trên chính mảnh đất của mình... Các bức hình sẽ được đặt cạnh nhau để thấy được quê hương mà họ đang bảo vệ... cũng như mối đe dọa đang gặp phải”. Ảnh: Reuters.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 6
Drica, 29 tuổi, sống ở Tapagem, thuộc khu Quilombo trong rừng Amazon, nơi các nô lệ châu Phi bỏ chạy đã tìm đến, đi sâu vào rừng để ẩn náu. Drica (ảnh phải) là phụ nữ đầu tiên được bầu làm đại diện các cộng đồng địa phương. Cô gặp những thách thức lớn, từ những kẻ khai thác gỗ, từ mỏ bauxite (ảnh trái) đang xây một con đập trên sông Trombetas mà không hề có biện pháp bảo vệ môi trường, và từ một dự án thủy điện sẽ buộc cộng đồng phải dời đi. Ảnh: Pablo Albarenga.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 7
Ednei, 20 tuổi, là một lãnh đạo bản xứ trẻ mà gần đây đã tham gia giữ đất ở vùng Maro. Nhóm của Ednei tuần tra trong rừng để phát hiện những kẻ chặt phá rừng và săn bắn trái phép. Cộng đồng của Ednei đã chiến đấu quyết liệt hơn kể từ khi vùng lãnh thổ bản địa của họ chính thức được công nhận. Ảnh trái: Ednei nằm trên đoạn đường đất mà những kẻ khai thác đi qua khi lấy gỗ. Ảnh phải: 26 cây gỗ quý bị bắt quả tang. Ảnh: Pablo Albarenga.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 8
Dani (ảnh giữa) là nhà hoạt động LGBT ở cộng đồng Prainha II, vừa đấu tranh vì quyền của cộng đồng LGBT mà chính cô là một thành viên, vừa chiến đấu bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm chiếm của những công ty nông nghiệp. Ảnh trái: Cánh đồng đậu nành. Ảnh phải: khu vực giữa cộng đồng của Dani và cánh đồng đậu nành. Ảnh: Pablo Albarenga.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 9
Joane, 20 tuổi, dẫn đầu một nhóm bảo vệ rừng mưa Amazon khỏi bị ô nhiễm rác thải nhựa. Rác thải nhựa trôi dạt đến làng Suruaca của cô qua nhiều cách: từ đồ ăn, đồ uống đóng hộp mà người bản địa ngày nay phải dùng để bổ sung cho nguồn thức ăn đang giảm, hay từ những du khách tới đây ngày một nhiều. Dân làng thường đốt rác, nhưng Joane đang vận động lập hệ thống xử lý rác và dùng rác hữu cơ, để có thể tái chế thành khí tự nhiên hay bón cho vườn cây ăn quả. Ảnh trái: rác thải nhựa trôi vào gần làng Suruaca. Ảnh: Pablo Albarenga.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 10
Larissa là một phụ nữ bản địa sống ở Alter do Chao, thị trấn nhỏ trên dòng sông Tapajos. Cộng đồng của Larissa đang nỗ lực bảo vệ làng xóm của mình khỏi nạn ô nhiễm cũng như các dự án bất động sản. Ảnh trái: Larissa đang nổi trên sông Tapajos. Ảnh phải: Những con thuyền chở du khách đến Alter do Chao. Ảnh: Pablo Albarenga.
nguoi ban xu bao ve rung Amazon anh 11
Tupi, 29 tuổi, trở thành nhà hoạt động bảo vệ rừng vì cảm thấy tự hào về nguồn gốc dân tộc Tupinamba của mình. Cô là phụ nữ đầu tiên trong làng thừa nhận mình từng bị bạo hành, nhờ vậy cô đã có thể khuyến khích các phụ nữ khác chống lại bạo lực giới. Cô tham gia các nhóm bảo vệ phụ nữ và bảo vệ rừng. Trong ảnh, nhiếp ảnh gia Albarenga đã chụp hình Tupi (phải) và “mảnh đất” mà cô bảo vệ (trái) - chính là cơ thể của phụ nữ bản địa. Đó là hình vẽ tượng trưng cho con rắn - biểu tượng sức mạnh. Ảnh: Pablo Albarenga.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm