Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngư dân Việt ở Mỹ: Thăng trầm với nghề tôm

Cộng đồng người Việt ở Mỹ có khoảng hơn hai triệu người, trong số đó có chưa tới 1% làm trong các ngành nông nghiệp.

Đa số Việt kiều thuộc nhóm này làm nghề khai thác hải sản, tập trung chủ yếu ở bang Louisiana. Khi người Việt tới bang Louisiana, đánh bắt tôm là công việc tự nhiên dành cho những người với vốn tiếng Anh hạn chế, những lựa chọn khác không có nhiều.

Nhưng cho dù cơn bão Katrina (năm 2005) và vụ tràn dầu của hãng BP ở vịnh Mexico đã diễn ra nhiều năm, ngư dân đánh bắt tôm gốc Việt vẫn phải vật lộn để tồn tại, theo tường thuật của tạp chí National Journal

Trên một chiếc tàu kéo lưới rà bập bềnh tại cửa sông Mississippi, nhóm ngư dân gốc Việt đang đốt tiền giấy, vàng mã. Thuyền trưởng Phuoc Nguyen ném những chiếc kẹo bọc giấy sặc sỡ xuống dòng nước lợ. 

Cộng đồng khép kín 

“Khi anh cầu cúng gì với tổ tiên, anh phải đáp lễ”, Sandy Nguyen, vợ Phuoc Nguyen nói. Chị cũng xuất thân từ một gia đình có truyền thống làm nghề đánh bắt tôm. Sandy và Phuoc cùng cầu nguyện tổ tiên để con tàu đánh tôm dài khoảng 22 m gặp may mắn, sóng yên bể lặng, làm ăn phát đạt. 

Mùa đánh bắt tôm trắng ở Louisiana đã bắt đầu từ hai tháng trước, và gia đình họ Nguyen có lý do để ăn mừng: Con tàu Lady Hana và thủy thủ đoàn ba người đã đánh được số tôm trị giá 40.000 USD (hơn 800 triệu đồng) trong chuyến đi kéo dài một tuần trên vịnh Mexico. Đã lâu lắm rồi họ mới có một mẻ lưới bội thu như thế. 

Sandy Nguyen nói chuyện với một thanh tra thuộc Cơ quan quản lý biển Quốc gia Mỹ (nbcnews.com)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/ngu-dan-viet-o-my-thang-tram-voi-nghe-tom-post147374.html | NongNghiep.vn

Sandy Nguyen nói chuyện với một thanh tra thuộc Cơ quan quản lý biển Quốc gia Mỹ (nbcnews.com).

Và đây là tin mừng đối với cộng đồng ngư dân đánh tôm gốc Việt ở Louisiana, vốn đang rất khó khăn sau cơn bão Katrina và thảm họa tràn dầu ở vinh Mexico. 

Cơn siêu bão Katrina năm 2005 đã cuốn trôi gần như mọi con tàu đánh cá thương mại ở vùng này. Rồi sau đó 5 năm, dàn khoan dầu Deep Water Horizon của hãng BP phát nổ tại địa điểm cách bờ gần 90 km khiến tôm, cua và hàu của cả vùng đồng bằng Mississippi nhiễm độc. 

“Tôi từng chứng kiến ngư dân khóc lóc, nhiều người đấm tay vào tường”, Nguyen nói. “Rồi thì gia đình xào xáo, đánh chửi nhau, căng thẳng, ly hôn”. Ngư dân gốc Việt chiếm ¼ dân đánh bắt tôm ở Louisiana, theo hiệp hội đánh bắt tôm của bang. Họ bắt đầu làm ăn sinh sống ở thành phố New Orleans sau năm 1975, nhiều người trong số họ theo đạo Thiên chúa. 

Hầu hết người nhập cư từ Việt Nam, như cha của Sandy Nguyen đã từng làm ngư dân tại Việt Nam và khi đến vùng đầm lầy Louisiana, họ hoàn toàn thấy tự tin như ở quê hương. Họ vẫn có thể giữ nếp sống cũ mà không cần phải học nhiều tiếng Anh. 

Trong những thập kỷ tiếp theo, cộng động người Việt có tăng trưởng dân số nhưng với tốc độ chậm, khi chính phủ Mỹ cho phép họ đem theo họ hàng tới New Orleans. Từ 7.700 người năm 1980, cộng đồng gốc Việt tăng đến hơn 17.000 người vào thời điểm năm 2013, là cộng đồng cư dân châu Á lớn nhất khu vực. 

Ngư dân đánh tôm gốc Việt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và họ thường đối đãi người ngoài cộng đồng với con mắt dò xét. Lúc đầu, ngư dân gốc Việt rất miễn cưỡng nói chuyện với phóng viên tạp chí National Journal

Nhưng sau một cuộc điện thoại và rồi gặp mặt, Sandy Nguyen đã tử tế mời nhóm phóng viên đến gặp một nhóm dân đánh tôm. Khi cùng nhau dự tiệc cúng thuyền mới của ngư dân, với những món ăn truyền thống như heo quay, gỏi gà và thứ mà ngư dân gốc Việt gọi là đặc sản: “rùa hấp”, họ bắt đầu cởi mở với các phóng viên. 

Sự khép kín, lúc này hay lúc khác, đã gây ra vấn đề với cộng đồng gốc Việt. Trong nhiều thập kỷ, ngư dân gốc Việt hầu như chỉ sống dựa vào khu vực đông New Orleans với cộng đồng dân lao động, nơi người ta chủ yếu giao dịch bằng tiền mặt. Thực tế này nảy sinh vấn đề sau khi cơn bão Katrina tràn qua. 

Nhiều ngư dân không thể nhận hỗ trợ từ chính phủ liên bang, bởi họ chưa từng đăng ký công việc làm ăn, mã số thuế với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ. Và họ cũng rất khó để có thể chứng minh thu nhập nhiều năm sau đó khi nộp đơn đòi Công ty dầu BP phải bồi thường vì đã gây hại đối với sinh kế của họ. 

Vật lộn với nghề 

Sandy Nguyen, 41 tuổi, đã nhiều năm cố gắng phá bỏ tư duy cũ và khuyến khích ngư dân phát triển công việc làm ăn. Sandy đã tốt nghiệp trường kinh doanh của Đại học Tulane và năm 2010 thành lập một tổ chức phi lợi nhuận, cùng năm với vụ tràn dầu.

Tổ chức tư vấn Cộng động ven biển đã đưa ra những lời khuyên về công việc làm ăn, các kỹ năng nghề nghiệp tới hàng ngàn ngư dân. Vào lúc không phải mùa đánh bắt, văn phòng của Sandy nhộn nhịp với các lớp học quốc tịch, tiếng Anh và tin học. 

“Đây là một cộng đồng khá thiệt thòi”, Sandy, người đến New Orleans từ miền Nam Việt Nam cùng cha mẹ và hai anh chị khi mới 6 tuổi. 

Một ngôi nhà ở vùng nước ngập Louisiana gợi nhớ về ĐBSCL của Việt Nam (wikipedia).

Một ngôi nhà ở vùng nước ngập Louisiana gợi nhớ về ĐBSCL của Việt Nam (wikipedia).

Trong văn phòng, Sandy lưu 8 tập hồ sơ có mấy chữ “DWH”, nghĩa là Deep Water Horizon, tên giàn khoan dầu phát nổ của BP. Cô đã giúp đỡ 120 gia đình để đòi được tổng cộng 25 triệu USD tiền bồi thường từ hãng BP. “Nhìn này, đây là Mark Clark," cô nói, tay rút một tệp hồ sơ từ ngăn kéo. “Nếu tôi không gặp anh ta ở một quán bar, anh ta đã có thể mất hơn 400.000 USD

Anh ta không biết khiếu nại. Anh ấy mù chữ”. Sandy làm việc với hơn 1.400 người thuộc cộng đồng đánh bắt hải sản. Hai trong số họ là đầu nậu tôm cá, sở hữu bến thuyền, nơi gia đình Sandy Nguyen neo đậu chiếc tàu đánh tôm của họ. Duong Tran và vợ là Chan gần như đã từ bỏ công việc kinh doanh hải sản mà họ đã bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, sau khi bão Katrina tràn qua. 

Công ty D&C mua tôm và cá từ ngư dân rồi bán lại cho một nhà máy chế biến ở Lafayette. Rồi tôm cá được đông lạnh, vận chuyển đến các cửa hiệu và nhà hàng xa xôi ở những thành phố lớn như New York. Bão Katrina san phẳng bến tàu của họ, phá hủy các kho đông lạnh và xe tải. Số tài sản trị giá 1 triệu USD nhưng bảo hiểm không chi trả hết số thiệt hại ấy. 

“Chúng tôi quá mệt mỏi”, ông Duong, 51 tuổi, nói. "Tôi bảo vợ, có lẽ chúng ta tìm nghề khác. Quá vất vả để gầy dựng lại từ đầu”. Với số tiền bảo hiểm nhận được, họ đã nghĩ tới việc mở trạm xăng dầu ở New Orleans, nhưng rồi thấy điều đó quá mạo hiểm nên đành quay lại với những gì họ đã quen thuộc. Sandy giúp họ nhận được những khoản tín dụng nhỏ từ ngân hàng và sau 9 tháng, công việc xây cất đã hoàn tất. 

Nhưng sau sự cố tràn dầu, lượng tôm đánh bắt nay chỉ bằng một nửa so với trước đây. Chan Tran nói nghề đánh tôm chắc chỉ tồn tại nốt trong thế hệ cô mà thôi. Chồng cô cũng cùng ý kiến. “Con trai Sandy và ngay cả khi tôi có một đứa con trai, chúng sẽ không muốn đi đánh bắt tôm nữa đâu”.

Giấc mơ 3,5 tỷ USD của thủy sản Minh Phú

Nếu Đề án Chuỗi giá trị tôm, cá toàn cầu của Minh Phú có cơ hội được thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp này sẽ trở thành nhà sản xuất và chế biến xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

http://nongnghiep.vn/ngu-dan-viet-o-my-thang-tram-voi-nghe-tom-post147374.html

Theo Anh Minh/Nông Nghiệp Việt Nam

Bạn có thể quan tâm