Kênh truyền hình CBS đưa tin Pual Halpern, một người đàn ông 33 tuổi tại thành phố Miami, bang Florida, Mỹ đang làm việc trong trại ngựa thì đột nhiên một con ngựa cắn đứt ngón tay trỏ của anh.
"Một trong những người đồng nghiệp đã thò tay vào miệng con ngựa để lấy đốt ngón tay của tôi ra ngoài. Tôi nhảy lên xe hơi, nắm chặt những ngón tay còn lại nhưng không biết nên làm gì", Halpern kể.
Ảnh minh họa: blogspot.com. |
Rodriguez lấy mô từ bàng quang lợn để tạo khuôn cho đốt ngón tay cụt. Ông gắn khuôn vào phần ngón tay còn lại. Sau nhiều tuần, thịt và xương của Halpern bắt đầu phát triển trở lại trong khuôn. Cuối cùng móng tay cũng xuất hiện.
"Tôi không hề cảm nhận bất kỳ điều gì trong quá trình thịt, xương tái sinh. Nhưng rồi một ngày nọ tôi thấy móng tay. Đó là điều kỳ diệu. May mắn đã mỉm cười với tôi", Halpern nói.
Trên thực tế bác sĩ Rodriguez đã áp dụng kỹ thuật dị ghép - biến tế bào của một loài thành tế bào của một loài khác. Mỗi ngày, Halpern phải tháo lớp mô bàng quang lợn ra và thay một lớp mới trước khi bọc nó bằng mảnh vải tẩm dung dịch muối.
"Mô bàng quang lợn kích thích tế bào gốc trong cơ thể người, khiến tế bào gốc phát triển thành mô và xương người", vị bác sĩ giải thích.
Kỹ thuật dị ghép ra đời từ khoảng 100 năm trước. Giới y khoa bắt đầu ứng dụng nó từ đầu thế kỷ 20. Nó có thể gây nên nhiều nguy cơ tiềm năng - như viêm nhiễm, truyền bệnh tật từ cơ thể động vật sang cơ thể người.
Halpern kể rằng anh không hề cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình điều trị. Vì thế mà anh không phải trải qua ca phẫu thuật hay các liệu pháp tốn kém khác để phục hồi sức khỏe. Rodriguez nói ông đã sử dụng bột bàng quang lợn để chữa các vết thương và hy vọng liệu pháp ấy sẽ trở nên phổ biến.