Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngôi nhà ngập nước 10 năm ở Sài Gòn

Công trình chống ngập tại quận 12, TP HCM hoàn thành cũng là lúc một số hộ dân phải chịu cảnh ngập lụt. Tại đây, một ngôi nhà bị ngâm nước đã hơn 10 năm do tắc kênh rạch.

Tháng 8/2015, công trình chống ngập bờ bao rạch Tư Trang, khu phố 1, phường An Phú Đông, quận 12, TP HCM hoàn thành. Sau những cơn mưa, khu phố này bỗng dưng biến thành "ốc đảo" khi nước không thoát ra kênh mà nằm lại gây ngập úng nhiều ngày.
Công trình đường và bờ kè dọc tuyến rạch này mới được xây dựng cao hơn mặt bằng nhà dân hơn nửa mét, cỏ, bèo mọc um tùm, phủ kín.
Người dân tại khu phố này cho biết, trước đây mưa và triều cường dâng lên rồi thoát ra. Từ khi công trình chống ngập hoàn thành, các trận mưa lớn, nhỏ đều làm cho khu vực này bị nước bao vây tứ phía, tràn vào nhà và đọng lại lâu ngày. Các khoảng đất khô bỗng dưng biến thành ao, cây cối chết dần.
Khổ nhất là các hộ trồng cây mai. Hàng nghìn gốc bị ngâm nước cả tháng trời dẫn đến chết hàng loạt. Đất bị bỏ hoang, rau muống và cây dại có điều kiện sống tốt, mọc um tùm.
Cảnh thiệt hại năng nhất là tại gia đình anh Phạm Văn Tuấn với 2.000 gốc và anh Phan Thanh Dũng hơn 300 gốc mai có tuổi đời từ 1-6 năm, ước tính mất trắng từ 20-50 triệu đồng.
Nhổ một gốc mai có tuổi đời 5 năm chết mục thân, anh Tuấn xót xa: "4 tháng qua, hàng ngày phải chứng kiến những gốc mai chết dần chết mòn, gia đình quá xót, cố gắng bứng lên chậu nhưng cũng không cứu được. Năm nay coi như trắng tay, không có một gốc mai nào bán Tết".
Do nước đọng lại lâu ngày biến nơi đây như cảnh ở đầm lầy, nhiều loại cây sống thích hợp trên khô bị chết mục gốc, trơ trọi lá. 
Để tránh tình trạng nước vào nhà, các hộ dân nơi đây đã đào con mương nhỏ, góp tiền đổ bê tông môt đoạn đường nhằm thoát nước khi trời mưa. Tuy nhiên, do bờ bao mới xây dựng bịt kín và cao hơn mương nên nước vẫn đọng, không thoát.
Để sang đường mỗi ngày, một số hộ dân phải bắc ván qua mương khi bị dòng nước đen cô lập.
Ông Đinh Công Lương, tổ phó tổ 7, khu phố 1, cho biết, trong quá trình xây dựng công trình chống ngập, bà con rất phấn khởi, nhưng khi hoàn thành thì lại khốn khổ hơn trăm lần. "Nước đọng lâu ngày biến thành màu đen, bốc mùi hôi thối khắp nơi, nhất là ban đêm. Muỗi, côn trùng có điều kiên thuận lợi nên sinh sôi nảy nở rất nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân", ông Lương nói.
Mỗi khi có mưa, ngôi nhà số 1881 E của bà Lưu Thị Tiết lại bị ngập nước. Không chịu nổi, gia đình bà phải nâng nền cao hơn 40 cm nhưng xung quanh nhà vẫn bị nước đen bao vây.
Cũng trên địa bàn quận 12, bi hài nhất phải kể đến căn nhà của gia đình anh Phạm Đình Hiếu (đường số 27, phường An Phú Đông). Căn nhà cấp 4 và khuôn viên xung quanh rộng hơn 500 m2 này luôn ngập trong nửa mét hơn 10 năm qua và bị bỏ hoang suốt 6 năm nay.
Anh Hiếu cho biết, từ năm 2003 khu vực này xảy ra một số lần vỡ bờ bao do triều cường, sau vài lần đất bị thấp xuống dần. Đến khoảng cuối năm 2006, nước ngập hẳn luôn và không thể thoát ra được. Một số hộ trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nhưng nặng nhất vẫn là gia đình anh.
Cả người già và trẻ nhỏ trong gia đình sống chung với nước, cầm cự đến năm 2010 thì không thể chịu nổi, ảnh hưởng đến sức khỏe nên họ phải chuyển đi nơi khác ở.
Căn nhà được khóa cửa bỏ hoang, phần tiếp dưới tiếp xúc với nước nhiều năm các cửa sắt bị gỉ, rêu bám kín tường. 
Nước ngập biến thành hồ, người dân xung quanh dùng lưới giăng bắt cá. Anh Hiếu cho hay, đã kiến nghị lên UBND phường An Phú Đông nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết. Khu vực này thuộc đất quy hoạch cây xanh điều hòa môi trường nên không thể đầu tư xây dựng. "Phường chỉ đạo gia đình đổ đất nâng nền, nhưng theo tôi, nguyên nhân các con rạch thoát nước ra sông Sài Gòn bị thụ hẹp và cả do xây dựng nên việc đổ đất cũng như muối đổ biển", người chủ hộ nói.

Ông Cung Quảng Hà - Chủ tịch UBND phường An Phú Đông, quận 12 cho biết, công trình bờ bao rạch Tư Trang là do Ban quản lý Đầu tư – Xây dựng công trình quận 12 làm chủ đầu tư, phường An Phú Đông là đơn vị thụ hưởng. Khi thi công công trình này phường có nhận được phản ánh của người dân về việc ngập úng gây ảnh hưởng đến vườn mai. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, phường An Phú Đông đã tổ chức đoàn cán bộ xuống giải quyết. Về phía hộ dân bị thiệt hại, các đơn vị liên quan đã có bàn bạc hỗ trợ một phần kinh phí. Tuy nhiên, các hộ cho rằng mức hỗ trợ này là chưa thoả đáng.

Song trong oc dao o Sai Gon hinh anh

Sống trong ốc đảo ở Sài Gòn

0

Gia đình ông Nguyễn Nhân Lợi (số 52/30D, đường Khiếu Năng Tĩnh, phường An Lạc, quận Bình Tân) phải sống trên "sông" sau hai trận mưa lớn trút xuống TP HCM cách đây gần 3 tuần.

Lê Quân

Bạn có thể quan tâm