Đề nghị bộ trưởng cho biết kết quả, hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện dự án? Đây có phải là sự đầu tư lãng phí không? Biện pháp khắc phục trong thời gian tới là gì? Trách nhiệm của bộ trưởng như thế nào?”.
Trả lời, ông Hoàng Tuấn Anh khẳng định do tình hình kinh tế khó khăn, đến nay ngân sách nhà nước mới chỉ cân đối được khoảng 30% vốn theo kế hoạch cho dự án này.
“Tất cả công trình được đầu tư tại khu làng các dân tộc đều được lấy từ chất liệu cuộc sống của đồng bào dân tộc, được thiết kế, thi công theo nguyên mẫu những công trình kiến trúc điển hình, truyền thống của mỗi dân tộc. Nhiều trong số các công trình kiến trúc đó hiện nay đã không còn tồn tại ở chính luôn làng của đồng bào, chỉ khi về làng văn hóa - du lịch các dân tộc VN, đồng bào mới được thấy lại ngôi nhà truyền thống của mình”, văn bản trả lời viết.
Cũng trong văn bản, ông Hoàng Tuấn Anh khẳng định làng văn hóa là “ngôi nhà chung của các dân tộc anh em”, được đánh giá là “một điểm sáng về bảo tồn di sản văn hóa truyền thống VN”.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng cho biết “ngôi nhà chung” tọa lạc trên diện tích hơn 1.500ha này chỉ “định kỳ đón khoảng 1.000-1.200 lượt đồng bào/năm luân phiên về hoạt động” và đón “khoảng 250.000 lượt khách/năm”.
Ông Tuấn Anh còn cho biết hầu hết công trình xây dựng bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá nên xuống cấp nhanh. Do khó khăn về kinh phí nên công tác duy tu, bảo dưỡng có hạn chế, vẫn còn vài công trình xuống cấp chưa được khắc phục.