Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Philippines gọi TQ là 'kẻ bành trướng' giữa nhà hàng xóm

Ngoại trưởng Philippines mô tả Trung Quốc là "kẻ bành trướng" khi tìm cách thỏa thuận với các nước láng giềng ở Biển Đông và ủng hộ sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Bắc Kinh tìm kiếm một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông "hoàn toàn về cách Đông Nam Á và Trung Quốc cam kết với nhau và không ai khác", Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jnr phát biểu tại sự kiện của Asia Society ở New York hôm 24/9.

"Một thỏa thuận như vậy sẽ ngầm công nhận quyền bá chủ của Trung Quốc. Nói tóm lại, đó là sổ tay hướng dẫn cách sống chung với kẻ bành trướng hay là cách chăm sóc và cho rồng ăn trong phòng khách nhà bạn", ông nói.

Ông Locsin nhấn mạnh mối quan hệ của Manila với Mỹ, mà ông gọi là "động cơ vĩnh cửu của nỗ lực và phát minh", trong cuộc thảo luận với cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd sau phát biểu khai mạc.

quan he Philippines - Trung Quoc anh 1
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jnr tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao của Australia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Bangkok vào tháng 8. Ảnh: AP.

Ông bác bỏ những ý kiến cho rằng lợi ích mà các ứng viên được ông Duterte ủng hộ tạo ra trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi tháng 5 đại diện cho sự "ủy nhiệm của Trung Quốc".

"Rõ ràng người dân ủng hộ Mỹ và quân đội cũng vậy. 80% người Philippines phát cuồng vì ông Duterte, 90% người Philippines phát cuồng vì Mỹ", ông nói.

"Liên minh quân sự với Mỹ rất vững chắc, chúng tôi hy vọng nó không chỉ là lời nói mà còn bằng các cam kết vật chất. Chúng ta sẽ mất phương hướng và châu Á sẽ không được đảm bảo tự do nếu thiếu sự giúp đỡ của quân đội Mỹ", South China Morning Post dẫn lời ông Locsin.

Đầu tháng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gây tranh cãi khi nói rằng sẽ bỏ qua phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đối với hai quốc gia tranh chấp ở Biển Đông, trong đó ủng hộ Manila và tuyên bố chủ quyền của họ với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Ông Duterte sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cùng với Bắc Kinh trong khu vực.

Tuy nhiên, sau đó, ông Duterte đã đảo ngược ý kiến của mình về việc bỏ qua phán quyết của PCA trên Biển Đông.

"Mọi thứ vẫn đang được nghiên cứu. Các ủy ban kỹ thuật của hai nước vẫn phải họp để thảo luận về các điều khoản tham chiếu, điều kiện và bất cứ điều gì khác mà cuộc thăm dò chung sẽ đề cập. Sẽ có rất nhiều điều để nói", người phát ngôn của ông Duterte, Salvador Panelo, cho biết.

'Mỹ - Trung chia đôi thế giới là một nguy cơ có thật'

Trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Antonio Guterres vẽ ra bức tranh thế giới ảm đạm, chia rẽ và bất ổn, và kêu gọi bảo vệ các trật tự, thể chế chung cho toàn cầu.

Phát biểu ở Liên Hợp Quốc, TT Trump muốn đòi lại công lý từ Trung Quốc

Tổng thống Trump chỉ trích mạnh mẽ việc Trung Quốc phớt lờ các cam kết cải cách, thực hiện các chính sách kinh tế gây tổn hại cho các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm