Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại trưởng Mỹ: Đòn trừng phạt 'nặng nề nhất lịch sử' với Iran

Ngoại trưởng Mike Pompeo khẳng định Iran sẽ phải "chiến đấu để giữ nền kinh tế ổn định" sau khi loạt trừng phạt mới được áp dụng.

Phát biểu từ Washington ngày 21/5, ông Pompeo cho biết Mỹ sẽ áp dụng loạt trừng phạt "nặng nề nhất lịch sử" đối với Iran sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với nước này hồi đầu tháng 5.

"Chúng ta sẽ gây áp lực chưa từng có tiền lệ về kinh tế đối với chính quyền Iran. Các nhà lãnh đạo tại Tehran sẽ thấy rõ sự nghiêm túc của Mỹ. Iran sẽ không bao giờ còn tự do thống trị khu vực Trung Đông", ông Pompeo nói.

My de doa trung phat Iran anh 1
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng trừng phạt với Iran "chưa từng có tiền lệ". Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, ngoại trưởng Mỹ cũng yêu cầu Iran ngưng mọi hoạt động làm giàu uranium, chấm dứt chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và cho phép giám định viên về hạt nhân hoạt động trên lãnh thổ của mình. 

Những yêu cầu trên nằm trong "12 điều kiện cơ bản" Iran buộc phải thực hiện nếu muốn Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân và không áp dụng lệnh cấm vận cứng rắn. Theo ông Pompeo, Iran sẽ tiếp tục cảm thấy "đau nhức vì các đòn trừng phạt" nếu nước này quyết tâm theo đuổi "con đường không  thể được chấp nhận và cũng không mang lại lợi lộc gì" trong việc phát triển hạt nhân.

Trái ngược với quan điểm của Tổng thống Trump, Nga, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu cam kết duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran khi nhiều công ty của các nước này đứng trước nguy cơ thiệt hại hàng tỷ USD nếu phải hủy các hợp đồng thương mại với Tehran.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng với động thái rút khỏi thỏa thuận Iran, Mỹ "không còn muốn hợp tác với những phần còn lại của thế giới" và có thể sẽ bị châu Âu thay thế trên trường quốc tế.

TT Trump đe dọa Triều Tiên và Iran tại Liên Hợp Quốc Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 19/9, Tổng thống Trump chỉ trích Triều Tiên và Iran hết sức nặng nề và kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Iran nỗ lực 'giải cứu' thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ xé bỏ

Ngoại trưởng Iran nói ông tràn đầy hy vọng về "tương lai rõ ràng" của thỏa thuận đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau sự rút lui của Mỹ.

3 lý do khiến Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran

Tại sao ông Trump lại cương quyết phá vỡ hiệp định hạt nhân với Iran khi thỏa thuận này chưa bao giờ được coi là mối quan tâm lớn của cử tri Mỹ?


Chi Mai

Bạn có thể quan tâm