Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngoại giao Mỹ trì trệ, chất chồng khó khăn dưới thời Trump

Bộ máy ngoại giao của Mỹ đang trải qua thời kỳ mất phương hướng, uể oải do cách lãnh đạo gây thất vọng của Tillerson, kèm theo đó là những phiền phức gây ra bởi Tổng thống Trump.

Đại sứ Mỹ tại Panama từ chức. Đại sứ Mỹ tại Pakistan thì bị gọi lên để nghe chỉ trích. Các ngoại giao đoàn của Mỹ đang trải qua thời kỳ mất phương hướng, trì trệ. Bộ Ngoại giao nước này rệu rạc suốt một năm nằm dưới sự lãnh đạo của Rex Tillerson, kèm theo đó là quá trình tái cơ cấu uể oải.

Thêm vào đó, trong cuộc thảo luận về chính sách nhập cư, Tổng thống Trump gây rắc rối thêm khi buông lời miệt thị các nước châu Phi là "quốc gia dơ bẩn", đặt câu hỏi về việc có nên để cho người Haiti tới Mỹ hay không. Phát ngôn đó thực sự đã kéo theo nhiều phiền phức.

Các nhà ngoại giao của Washington khắp châu Phi buộc phải tìm lời lẽ giải thích cho phát ngôn khiếm nhã của Tổng thống Trump về "quốc gia dơ bẩn".

Bo ngoai giao My kho khan duoi thoi Trunmp anh 1
Tổng thống Trump khiến giới ngoại giao Mỹ gặp phiền phức vì gọi Haiti và các nước châu Phi là "quốc gia dơ bẩn". Ảnh: Getty.

Cuộc phản đối tập thể

Hôm 17/1, hơn 80 cựu đại sứ Mỹ tại các nước châu Phi trong các thập niên qua đã gửi chung lá thư phản đối tới ông Trump. Họ nói bình luận của ông đã làm suy giảm lợi ích của Mỹ trên khắp châu Phi, nơi có dân số tăng nhanh nhất và có 5 trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

"Chúng tôi hy vọng ông sẽ xem lại quan điểm của ông về châu Phi và công dân của lục địa này", bức thư viết.

Đại sứ Haiti tại Mỹ đưa ra những lời chỉ trích gay gắt hơn. "Với chúng tôi đó là sự tấn công nhằm vào phẩm giá của mình với tư cách một dân tộc và quốc gia, chúng tôi sẽ phản đối quan điểm này", Paul Altidor, đại sứ Haiti tại Mỹ, cho biết trong cuộc phỏng vấn với New York Times ngày 17/1.

Steve Goldstein, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ, thừa nhận phát ngôn của tổng thống đã khiến cho công việc của các nhà ngoại giao khó khăn thêm. "Tôi khuyên mọi người nên bình tĩnh và tập trung vào công việc của mình. Điều đó không dễ dàng gì", ông nói.

Nghề đại sứ Mỹ lâu nay vẫn thường được xem là công việc tốt khó có việc nào sánh bằng. Những bữa ăn trải khăn trắng, có người giúp việc lo giặt ủi quần áo, ôtô và tài xế luôn sẵn sàng đưa họ tới các cuộc họp quan trọng hay những bữa tiệc cao sang. Họ thậm chí còn có vinh dự được gọi là những đại sứ đặc mệnh toàn quyền (đại diện toàn quyền) của Mỹ ở nước sở tại.

Gần một phần ba đại sứ tại 168 đại sứ quán Mỹ trên thế giới thuộc dạng được chỉ định chính trị. Nhiều người trong số đó là các nhà tài trợ chính trị lớn trước khi được cử tới đại diện ở các quốc gia giàu có, nơi họ hầu như không phải thực hiện công việc ngoại giao khó khăn.

Song dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, mọi chuyện không còn như vậy nữa.

Bo ngoai giao My kho khan duoi thoi Trunmp anh 2
Toà nhà Harry Truman, trụ sở chính của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington D.C. Ảnh: CT.

Những lần "chịu trận" liên tiếp

Woody Johnson, ông chủ đội bóng bầu dục New York Jets, bắt đầu đảm nhiệm vị trí đại sứ Mỹ tại Anh hồi tháng 8/2017. Đây vốn được xem là một trong những vị trí có thanh thế nhất trong ngành ngoại giao Mỹ, những gì cần phải làm là chỉ tiếp tục guồng quay hối hả của các hoạt động ngoại giao giữa hai nước.

Nhưng khi đảm nhận vị trí này, Johnson liên tục bị Bộ Ngoại giao Anh hối thúc giải thích về các bình luận Twitter gây bức xúc của tổng thống Mỹ về quan hệ hai nước. Những phát ngôn của ông Trump đã khiến cho "mối quan hệ đặc biệt" Mỹ - Anh lâu năm rơi vào tình trạng lạnh nhạt nhất trong nhiều thập kỷ.

Công việc đại sứ tại Hà Lan lẽ ra cũng thuận lợi với Peter Hoekstra, cựu nghị sĩ bang Michigan. Vậy nhưng sau khi được bổ nhiệm, ông lại phải "chịu trận" trước các phóng viên Hà Lan trong bê bối liên quan đến phát ngôn tai hại và sai lầm của ông vào năm 2015, rằng người Hồi giáo nhập cư tại Hà Lan đã thiêu xe cộ và các chính trị gia tại đây. Và ông đã mất nhiều ngày để thoát khỏi bê bối này.  

Đầu năm nay, Đại sứ Mỹ tại Pakistan David Hale bị triệu tới Bộ Ngoại giao nước sở tại sau lời đe dọa của ông Trump trên Twitter về việc cắt viện trợ Pakistan vì "nói dối" Washington. Ở Panama, Đại sứ John Feeley từ chức hồi tháng trước, nói rằng ông không thể nào phục vụ trong chính quyền Trump nữa.

Lời lẽ của tổng thống khiếm nhã tới mức chúng tôi đánh mất danh dự và những mối quan hệ mà chúng tôi đã tốn hàng chục năm để xây dựng

Dana Shell Smith, cựu đại sứ Mỹ tại Qatar

Những người quyết định ở lại thì rơi vào tình thế "ngang trái" khi phải bảo vệ những chính sách mà trong một số trường hợp gây tổn hại cho chính nước Mỹ.

Đại sứ tại Senegal và Guinea-Bissau, Tulinabo S. Mushingi, sinh ra tại Congo, sau đó trở thành công dân Mỹ. Ông biết 4 thứ tiếng, có bằng tiến sĩ tại Đại học Georgetown và có uy tín lớn trong ngành ngoại giao. Giờ đây ông phải giải thích tuyên bố của Tổng thống Trump rằng những người có cùng xuất thân như ông không nên được phép tới Mỹ bởi vì họ sẽ "không bao giờ trở về những túp lều của mình" ở châu Phi.

"Tất cả chúng tôi đều luôn phải đối mặt với thách thức, nhưng điều khác biệt bây giờ là lời lẽ của tổng thống khiếm nhã tới mức chúng tôi đánh mất danh dự và những mối quan hệ mà chúng tôi đã tốn hàng chục năm để xây dựng", Dana Shell Smith, người từ bỏ vị trí đại sứ Mỹ tại Qatar hồi tháng 6/2017 sau khi thể hiện sự bất bình với tổng thống trên Twitter, cho biết.

Nỗi bất bình bị thờ ơ đã tạo ra không khí chán nản bao trùm Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong những tuần gần đây, hàng chục quan chức nói rằng đó là lý do chính khiến ít nhất 353 nhân viên ngoại giao nghỉ việc từ cuối tháng 3 đến tháng 12/2017. Hàng trăm người khác có thể cũng sẽ rời khỏi bộ.

Cuộc cải tổ của Tillerson gây thất vọng

Chuyện các nhân viên ngoại giao bất đồng với tổng thống vốn không mới hay có gì khác thường. Quyết định đưa quân vào Iraq của George W. Bush năm 2003 bị nhiều người phản đối. Cũng có người không hài lòng về sự thiếu quyết đoán của Tổng thống Barack Obama ở Syria năm 2013. Nhưng trong nhiệm kỳ của ông Trump, làn sóng bất mãn trong Bộ Ngoại giao không chỉ vì tổng thống mà còn bởi Rex Tillerson, ngoại trưởng hiện tại.

Các nhà ngoại giao chuyên nghiệp phàn nàn rằng ông Tillerson chậm chạp trong quá trình ra quyết đinh, không tuyển được đội ngũ lãnh đạo quan trọng, lờ đi những người bất đồng chính kiến và chỉ làm việc với một nhóm nhỏ trợ lý thay vì tham khảo các quan chức ngoại giao kỳ cựu.

"Tôi chưa bao giờ nói chuyện với bộ trưởng và nhiều cộng sự của tôi cũng chưa từng trao đổi với ông ấy", Patricia Haslach, người đảm nhiệm vị trí quyền trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại tới tháng 11/2017, cho biết.

Donald Y. Yamamoto, quyền trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực châu Phi, cho biết lần đầu tiên ông trao đổi với Tillerson là khi các nhà ngoại giao châu Phi tới Washington vào tháng 11/2017 để thảo luận cùng ngoại trưởng Mỹ.

Bo ngoai giao My kho khan duoi thoi Trunmp anh 3
Ngoại trưởng Rex Tillerson đang gặp nhiều chỉ trích vì bị cho là làm suy yếu hoạt động ngoại giao Mỹ. Ảnh: AP.

Đã từng có thời gian các nhân viên trong Bộ Ngoại giao đặt nhiều niềm tin vào Tillerson. Cựu giám đốc điều hành Exxon Mobil từng được đánh giá là nhân vật ấn tượng nhất trong số các lựa chọn của ông Trump cho nội các mới. Và kế hoạch cải tổ toàn bộ Bộ Ngoại giao của Tillerson từng được thế giới nhìn nhận là thiết thực.

"Tôi đã đứng về phía ông ấy trong nhiều tháng trời. Nhưng ông ấy đã khiến Bộ Ngoại giao vô cùng hỗn loạn", Virginia Bennett, quyền trợ lý ngoại trưởng phụ trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, cho biết. Bennett đã rời khỏi bộ hôm 30/11 và suốt thời gian trước đó bà chưa hề có cuộc trao đổi nào với ông Tillerson. 

Tháng 12 vừa qua, tinh thần làm việc trong Bộ Ngoại giao tiếp tục sa sút khi ông Tillerson cuối cùng cũng công bố kết quả của một năm nỗ lực cải tổ, tiêu tốn khoảng 7 triệu USD vào chi phí tư vấn. Chương trình tái tổ chức của Tillerson cuối cùng chỉ là sửa đổi hệ thống email, cải thiện vấn đề về giấy phép y tế và sắp xếp việc đi lại, những vấn đề mang tính chất quan liêu không mấy ấn tượng với nhiều người.

"Chúng tôi thấy tất cả những gì Tillerson đưa ra đều là vấn đề cũ từ trước khi ông ấy đến, và khi chúng tôi đang tìm cách khắc phục chúng thì ông ấy ngừng tất cả lại để cải tổ", Alex Karagiannis, người từng đảm nhiệm vị trí cấp cao về nguồn nhân lực song đã rời khỏi bộ hồi tháng 11, cho biết. "Ông ấy chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn".

Nhiều người dự đoán rằng Tillerson sẽ buộc phải ra đi sau khi mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Trump xấu đi và ầm ĩ đến mức vị ngoại trưởng phải tổ chức họp báo hồi tháng 10/2017 để khẳng định sự ủng hộ với ông chủ Nhà Trắng. Gần đây, Tillerson khẳng định ông sẽ ở lại vị trí của mình đến cuối năm 2018.

Bo ngoai giao My kho khan duoi thoi Trunmp anh 4
Tổng thống Donald Trump (phải) và Ngoại trưởng Rex Tillerson được cho là có quan hệ không mấy êm đẹp. Ảnh: New York Times.

Tuần này, ngoại trưởng Mỹ cho hay ông không được thông báo trước khi tổng thống lên Twitter đăng bình luận, và ông thường phải mất ít nhất 1 tiếng để cân nhắc xem nên phản ứng như thế nào.

Reuben E. Brigety II, đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Phi dưới thời Tổng thống Obama, nói rằng đó là điều rất tai hại và bất thường đối với một vị ngoại trưởng "bị cả tổng thống và nhân viên ngoại giao chuyên nghiệp cùng lúc xa lánh".

"Trên thực tế, chuyện này chưa từng xảy ra trước đây", ông Brigety nói. "Đây là điều cần phải thay đổi".

Cuộc họp đầu tiên đầy kỳ lạ của nội các Tổng thống Trump Cuộc họp nội các đầy đủ đầu tiên của chính phủ Mỹ khiến cánh phóng viên không khỏi ngạc nhiên khi tất cả thành viên nội các lần lượt dành những lời khen cho Tổng thống Trump.

Mối thâm thù giữa hai lãnh đạo Thượng viện Mỹ khiến chính phủ đóng cửa

Lãnh đạo hai đảng ở Thượng viện Mỹ có mối thâm thù từ lâu, điều không giúp cho cuộc đàm phán ngân sách khiến chính phủ rơi vào tình trạng đóng cửa.

Hàng triệu người biểu tình sau 1 năm 'thảm họa' của Trump

Một năm sau lễ nhậm chức của Trump, tuần hành lại nổ ra khắp nước Mỹ và thế giới để ủng hộ quyền phụ nữ và phản đối quan điểm của tổng thống về nhập cư, phá thai, LGBT và phụ nữ.




Ngụy An (Theo New York Times)

Bạn có thể quan tâm