Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nghịch lý Phố Wall' đã biến mất

Giờ đây, giới đầu tư Phố Wall đã chuyển sang lo ngại về sức khỏe và nguy cơ suy thoái trong nền kinh tế Mỹ.

Theo trang tin CNN, nhiều nhà đầu tư phố Wall gần đây đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm rằng tin xấu không còn là tin tốt.

Trong khi trước đó, giới đầu tư luôn hy vọng rằng dữ liệu kinh tế chậm lại sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngừng tăng lãi suất, qua đó hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tăng lên.

Tuy nhiên, tại cuộc họp tháng 3/2023, khi Fed báo hiệu kế hoạch tạm dừng nâng lãi suất sau sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng, nhiều nhà đầu tư lại chuyển sang lo ngại về sức khỏe và sự ổn định của nền kinh tế.

kinh te My suy thoai anh 1

Phố Wall không còn mong đợi những tin xấu trong nền kinh tế. Ảnh: Bloomberg.

Kết quả là những dữ liệu từng được cho là tin tốt - chẳng hạn như việc thất nghiệp tăng - giờ đây lại trở thành tin xấu. Đối với nhà đầu tư, dấu hiệu kinh tế hạ nhiệt hiện nay đồng nghĩa với nền kinh tế yếu đi, tăng trưởng chậm lại và có thể rơi vào suy thoái.

Những lo ngại suy thoái

Vào tuần trước, chứng khoán Mỹ đã chao đảo kịch liệt sau khi báo cáo việc làm cho thấy thị trường lao động đang dần hạ nhiệt.

Trên thực tế, đây là điều mà các nhà đầu tư mong ngóng trước đó bởi tình trạng này cho thấy nỗ lực của Fed đã mang lại kết quả. Tuy nhiên, họ hiện tại lại phản ứng bằng cách bán tháo những cổ phiếu vốn hóa lớn, tăng trưởng cao để đổ xô vào những cổ phiếu phòng thủ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hay hàng tiêu dùng thiết yếu.

Xu hướng này được phản ánh rõ trong biến động của các chỉ số chứng khoán tuần trước: chỉ số công nghệ Nasdaq Composite đã sụt giảm 1,1%, trong khi S&P 500 chỉ giảm 0,1% và chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones thậm chí còn tăng 0,6%.

Biến động của các chỉ số này cho thấy Phố Wall đã quay trở lại cách suy nghĩ “tin xấu là tin xấu và tin tốt là tin tốt” thay vì ngược lại như trước đó, đồng thời giới đầu tư sẽ cố gắng tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế vẫn còn khả năng phục hồi.

Tuy nhiên, điều không thay đổi là các nhà đầu tư vẫn muốn lạm phát hạ nhiệt. Dù Fed đã báo hiệu sẽ tạm dừng nâng lãi suất trong năm nay, những hành động của ngân hàng trung ương này cho đến nay chỉ phần nào giúp ổn định giá cả. Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed - trong tháng 2 đã tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so mức mục tiêu 2%.

Hơn nữa, Phố Wall có thể đã quá lạc quan về cách Fed sẽ hành động trong tương lai. Một số nhà đầu tư kỳ vọng cơ quan này sẽ hạ lãi suất trong năm nay dù Chủ tịch Fed Jerome Powell trước đó đã tuyên bố rằng lãi suất phải đến năm 2024 mới bắt đầu giảm.

Nói về điều này, ông George Cipolloni - Giám đốc Đầu tư tại Penn Mutual Asset Management - cho biết có thể sẽ không xảy ra một đợt phục hồi đáng chú ý nào, trừ khi Fed hạ lãi suất hoặc ít nhất là có kế hoạch thực hiện động thái này. Ngoài ra, ông cho rằng những bình luận lo lắng về lạm phát sẽ tiếp tục gây tổn hại đến thị trường.

Được biết, Fed sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo vào đầu tháng 5. Theo công cụ CME FedWatch, thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tới.

kinh te My suy thoai anh 2

Fed tuyên bố lãi suất sẽ không giảm cho đến năm 2024. Ảnh: NYT.

Thị trường lao động có thực sự hạ nhiệt?

Theo nhiều chuyên gia, thị trường lao động Mỹ dường như đang hạ nhiệt phần nào, ít nhất là theo loạt dữ liệu được công bố vào tuần trước.

Báo cáo việc làm tháng 3 cho thấy rằng các nhà tuyển dụng Mỹ gần đây đã tạo thêm 236.000 việc làm - thấp hơn mức dự kiến 239.000 - trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,5%.

Đây cũng là tháng đầu tiên thị trường lao động Mỹ đạt kết quả dưới mức kỳ vọng trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, kết quả này không có nghĩa là thị trường đã yếu đi. Trong một báo cáo gần đây, các nhà nghiên cứu tại Bank of America cho biết: “Thị trường lao động đang có dấu hiệu giảm nhiệt nhưng vẫn còn rất chặt chẽ”.

Trên thực tế, những dữ liệu được công bố tuần trước mới chỉ cho thấy các vết rạn nứt nhỏ đã hình thành trên thị trường lao động.

Khảo sát về cơ hội việc làm và tỷ lệ luân chuyển lao động trong tháng 2 tiết lộ rằng số việc làm cần tuyển dụng tại Mỹ đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021. Báo cáo lương tại khu vực tư nhân của ADP Research Institute cũng cho kết quả thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Tuy nhiên, tất cả vẫn chưa đủ để Fed ngừng nỗ lực thắt chặt của mình.

Bà Quincy Krosby - Giám đốc Chiến lược toàn cầu tại LPL Financial - cho biết: “Nhiều khả năng Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào tháng 5 nếu thị trường lao động tiếp tục thách thức những tác động tích lũy của chu kỳ tăng lãi suất”.

Giá vàng, dầu sẽ ra sao trong tuần này

Trong thời điểm có quá nhiều bất ổn trên thị trường tài chính, Bloomberg đã đưa ra 5 yếu tố cần lưu ý cho nhà đầu tư.

Hệ thống tiền tệ quốc tế do USD thống trị đã rạn nứt?

Trung Quốc đang tận dụng các lợi thế thương mại để thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của nước này trong giao dịch với các đối tác lớn, nhằm xóa bỏ vị trí "thống trị" của đồng USD.

Sau vụ việc SVB, 1.500 tỷ USD tiền gửi đang dần chảy sang các quỹ

Theo các nhà phân tích tại Barclays, dòng tiền chảy vào các quỹ tương hỗ chuyên đầu tư vào thị trường tiền tệ chỉ mới bắt đầu và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Hằng Nga

Bạn có thể quan tâm