Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghị sĩ Mỹ đề xuất dự luật răn đe TQ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Hạ nghị sĩ Mac Thornberry, từng là chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, giờ là thành viên ủy ban này, đưa ra dự luật có tựa đề “Sáng kiến Răn đe tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Dự luật này sẽ “chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng tăng cường cam kết của Mỹ đối với an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhà phân tích Dov Zakheim của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), từng là lãnh đạo cao cấp trong Bộ Quốc phòng Mỹ, nhận định rằng Hạ nghị sĩ Thornberry, lâu nay được coi là chiến lược gia hàng đầu về an ninh quốc gia, đang muốn tạo ra chiến lược tương đương với Sáng kiến Răn đe châu Âu, mà chính quyền Obama lập ra để giúp NATO củng cố khả năng răn đe trước sự gây hấn của Nga.

Cụ thể, dự luật của ông Thornberry “sẽ mở rộng sự hiện diện của Mỹ, cho phép thêm các cuộc diễn tập, cải thiện cung ứng và hạ tầng, tăng cường phối hợp hoạt động với các đồng minh và đối tác”, và “thể hiện... cam kết với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nhắm đến các thách thức cụ thể về tác chiến... đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc”.

Nhà phân tích Zakheim cho rằng sáng kiến mà ông Thornberry đề ra “hoàn toàn hợp thời điểm”.

Trong một bài bình luận trên trang The Hill, ông Zakheim cũng nhắc lại các điểm trong bài viết Peter Jennings, một trong những nhà phân tích an ninh quốc gia hàng đầu của Australia, từng phụ trách chiến lược trong Bộ Quốc phòng Australia, hiện là giám đốc Viện Chính sách Chiến lược Australia, miêu tả các động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc ở Đông Á.

du luat ran de trung quoc anh 1

Trung Quốc có các động thái gây chỉ trích gần đây ở Đông Á. Ảnh: Getty Images.

Theo ông Jennings, ngay cả khi tự ca ngợi về việc giúp đỡ các nước bị ảnh hưởng bởi virus, Trung Quốc đẩy mạnh giọng điệu chống Đài Loan. Quân đội Trung Quốc ngày 16/3 lần đầu tiên điều máy bay diễn tập tấn công ban đêm ở phía tây nam Đài Loan.

Vài ngày sau, một tàu cá Trung Quốc đâm vào tàu khu trục của Nhật Bản. Bắc Kinh nói vụ việc xảy ra trong vùng biển của Trung Quốc, trong khi Tokyo khẳng định vụ việc xảy ra ở vùng biển quốc tế.

Ngày 25/3, máy bay do thám của Trung Quốc xâm nhập không phận Hàn Quốc, khiến Seoul phải điều máy bay lên can thiệp. Ông Jennings cũng nêu sự kiện tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc nhiều lần điều máy bay hoạt động trên Biển Đông.

Dự luật của ông Thornberry là phản ứng đối với các sự kiện trên, và các động thái khác “gần như là gây hấn” của Trung Quốc, theo ông Zakheim.

Ông Thornberry đề xuất phân bổ 6 tỷ USD trong năm tài chính 2021 để hỗ trợ sáng kiến, và yêu cầu báo cáo thường niên với Quốc hội, bắt đầu từ tài khóa 2022, trong đó vạch ra các khoản chi dự kiến để duy trì sự hiện diện, hạ tầng, củng cố các đồng minh và đối tác, diễn tập, và mua sắm trang thiết bị.

“Đề xuất này không phải phản ứng thái quá dựa trên thái độ chống Trung Quốc”, ông Zakheim viết trên The Hill. “Thay vào đó, đề xuất này chỉ công nhận thực tế rằng Bắc Kinh sẽ không ngồi yên trong khi Washington còn đang lúng túng lấy lại tư thế trong việc đối phó với dịch bệnh. Các hành vi của Trung Quốc không phải tưởng tượng ra, và đòi hỏi phải có phản ứng ngay lập tức”.

“Dự luật của ông Thornberry là khởi đầu tốt”, ông Zakheim viết.

Trung Quốc khiêu khích phi pháp với việc 'lập quận' ở Biển Đông

Từ lập quận phi pháp đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, đến đặt lại danh xưng cho các thực thể nổi và chìm, các động thái của Trung Quốc thể hiện lập trường ngang ngược và vô lý.

Lập hai quận trái phép, Trung Quốc tiếp tục dã tâm ở Biển Đông

Chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc ngang nhiên lập hai quận mới ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy tham vọng độc chiếm của nước này trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm