Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghi lễ quất roi đến tóe máu để cầu mưa ở Mexico

Người dân miền Nam Mexico đóng giả hổ, quất roi nhau tới tóe máu trong Atsatsilistli - lễ hội truyền thống có lịch sử 300 năm để cầu thần mang mưa tới đúng mùa gieo cấy.

“Họ nói mỗi giọt máu đổ là một hạt mưa rơi”, AFP ngày 8/5 dẫn lời Karina Vicente, 22 tuổi, trước khi cô tham gia quất roi trong khuôn khổ lễ Atsatsilistli truyền thống tại thị trấn Zitlala, bang Guerrero. Đây là một trong những bang nghèo và bạo lực nhất của Mexico.

Lễ Atsatsilistli giúp đảm bảo mùa mưa bắt đầu đúng thời điểm vì đây là mùa quan trọng hàng đầu đối với cộng đồng người phải sống phụ thuộc vào ngô và các hoa màu khác, bà Cleofas Cojito, 60 tuổi, nói.

quat roi nhau cau mua anh 1

Hai phụ nữ đội mũ mô phỏng con hổ quất roi nhau trong lễ Atsatsilistli. Ảnh: AFP.

Theo phong tục, máu đổ trong lễ Atsatsilistli - được tổ chức mỗi đầu tháng 5 - sẽ là vật hiến dâng lên thần mưa Tlaloc. Tiếng roi quất còn tượng trưng cho tiếng sấm, màu vàng của bộ trang phục hổ đại diện cho cơn hạn hán, cây roi tượng trưng đuôi con hổ.

Trước khi trận đấu roi bắt đầu, người dân Zitlala chia làm hai nhóm và nhảy múa trên phố theo nhịp nhạc banda của Mexico dưới ánh nắng chói chang.

Người tranh tài sau đó cầm roi bước vào sân đấu - sân bóng rổ tại Zitlala - để quất nhau với đối phương trong khoảng 5 phút trong sự quan sát của đám đông. Cả hai nhóm đứng ngoài đều chơi nhạc.

Chẳng mấy chốc, không khí đã đượm mùi mezcal - thức uống có cồn truyền thống của Mexico mà người thi đấu vừa uống, vừa dùng để thấm vào roi nhằm làm tăng độ hiệu quả.

Năm nay, khoảng 30 phụ nữ và 200 đàn ông đã tham gia đấu roi.

Trước kia, lễ hội này từng rất tàn bạo và chỉ dành cho đàn ông. Có người đã chết trong lúc đấu roi. Nhưng lúc này, sự kiện cũng dành cho phụ nữ như Vicente.

Kỵ binh Indonesia phi giáo vào đối thủ trong lễ hội truyền thống

Trò chơi đánh trận là nghi lễ truyền thống ở đảo Sumba của Indonesia. Dù có thể gây thương tích và thiệt mạng cho người chơi, lễ hội hàng nghìn năm tuổi này vẫn được duy trì.

Nghi lễ đi chân trần trên than cháy ở Hy Lạp

Cứ đến tháng 5, người dân tại ngôi làng Lagadas ở phía bắc Hy Lạp lại tổ chức lễ hội truyền thống kéo dài 3 ngày với nhiều tập tục cổ xưa, bao gồm đi chân trần trên than còn cháy.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm