Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ thuật tương tác với người lạ

Ba cuốn sách "Hello, Stranger", "The Power of Strangers" và "Fractured" cho thấy những cuộc gặp gỡ tình cờ xa lạ có thể có ý nghĩa thế nào.

Hình ảnh trong phim "Before Sunrise". Ảnh: EMPAC.

Nhiều người thích những cuộc trò chuyện với người lạ, kể cả khi thái độ của ta với người lạ thường nằm trong khuôn mẫu quen thuộc của sự e dè, ngại ngùng.

Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với người lạ có thể là sự khởi đầu cho một buổi hội thoại thú vị, một mối quan hệ xã giao, một tình bạn gắn kết hay một mối quan hệ thể xác cháy bỏng.

Theo The Economist, khi con người bắt đầu lập gia đình, vòng tròn xã hội của họ có xu hướng thu hẹp lại. Trong đó, những mối quan hệ bạn bè thường dựa trên việc chia sẻ về gánh nặng chăm gia đình, con cái, rồi còn áp lực nghề nghiệp. Những trách nhiệm cuộc sống này khiến một số người không bao giờ tìm lại được niềm say mê, rạo rực trong những cuộc gặp gỡ bất ngờ như họ từng có ngày còn trẻ.

Những cuộc gặp gỡ tình cờ với người xa lạ ẩn chứa những hứa hẹn đầy mong đợi, nhưng cũng đi kèm với không ít rủi ro. Tính hai mặt của sự tương tác giữa những người vốn không hề quen biết nhau đã tạo cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, từ niềm hạnh phúc rạo rực trong Brief Encounter hay Before Sunrise...

Ở mảng sách, ba cuốn sách Hello, Stranger (Tạm dịch: Xin chào, người lạ) của Will Buckingham, The Power of Strangers (Tạm dịch: Quyền lực của người lạ) của Joe Keohane, và Fractured (Tạm dịch: Phân mảnh) của Jon Yates là ba tác phẩm nổi bật gần đây đã đề cập đến sự tương tác giữa những người lạ ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm xã hội.

Cách loài người sống, giao tiếp và kết nối trong thời hiện đại

Theo The Guardian, cây viết người Scotland - Will Buckingham đã viết Hello, Stranger - một cuốn hồi ký cảm động về việc ông tìm thấy niềm an ủi sau khi người vợ của ông qua đời vì ung thư. Niềm an ủi ấy đến từ việc ghé thăm những vùng đất xa lạ và trò chuyện với những người dân ở đó.

Trong cuốn The Power of Stranger, nhà báo người Mỹ Joe Keohane đã lập luận rằng một cuộc trò chuyện đầy thấu hiểu giữa những người xa lạ có khả năng thay đổi cuộc sống. Quả thực, một cuộc trò chuyện có chiều sâu với một người lạ mặt ta vô tình gặp trên chuyến bay hay chuyến tàu khiến ta thấy được đồng cảm, sẻ chia và có thêm niềm tin vào tương lai.

Những cuộc gặp gỡ tích cực như vậy thường chỉ diễn ra trong thoáng chốc và ta biết mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại đối phương nữa. Điều này khiến người ta thoải mái và tự do bộc lộ bản thân mình, nhưng cũng khiến người ta xúc động.

Trong Fractured, Giám đốc điều hành tổ chức từ thiện dành cho thanh niên có trụ sở tại London - Jon Yates lo rằng những rạn nứt, chia rẽ giữa các tầng lớp, tôn giáo, sắc tộc và các thế hệ trong xã hội phương Tây khiến mọi người khó có khả năng tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với nhau hơn.

Cả ba tác giả đều đưa ra những khái quát toàn diện về sự tiến hóa của xã hội loài người, bắt đầu từ thời kỳ săn bắt hái lượm, cho đến Thời kỳ Homer (khoảng 1200 TCN - 800 TCN) và các thời kỳ sau đó.

Thông qua trải nghiệm cá nhân hoặc các nghiên cứu khoa học, ba tác giả đã sử dụng những khái quát này để phản ánh cách loài người sống, giao tiếp và kết nối trong thời hiện đại.

Cả ba tác giả đều chỉ ra rằng việc tương tác một cách ý nghĩa với người lạ có thể mang lại những phần thưởng to lớn - đó là cảm giác được an ủi, sự thoải mái, tự do bộc lộ bản thân.

sach hay anh 1

Ảnh: Granta; Random House; Harper North.

Kỹ năng tương tác với người lạ

Trong thời hiện đại, kỹ năng tương tác với người xa lạ có thể bị đánh mất dễ dàng và cần phải được trau dồi liên tục. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19, người ta coi người lạ như một nguồn lây nhiễm nguy hiểm. Các quốc gia đã thực hiện nhiều chiến dịch cách ly cộng đồng để ngăn ngừa sự lây nhiễm giữa những người xa lạ với nhau.

Trong suốt thời gian giãn cách xã hội, trẻ em được giáo dục thông qua lớp học online trên màn hình máy tính, thanh thiếu niên đối mặt với bức tường khi thuyết trình, người trưởng thành làm việc tại nhà, người đã về hưu thậm chí còn phải đối mặt với sự cô đơn lớn hơn khi không có công việc để làm. Do vậy, kỹ năng xã hội của chúng ta ít nhiều đã bị suy giảm.

Bên cạnh đó, trong các xã hội phương Tây, mọi người có xu hướng tự tách biệt mình khỏi những nhóm người khác dựa trên sự phân chia về tôn giáo, sắc tộc… Do đó, nhiều người có thể cảm thấy việc bỗng nhiên bắt chuyện với những người không cùng nhóm xã hội với mình là một hành động vô nghĩa và kỳ quái.

Cả hai tác giả Keohan và Yates đều nhấn mạnh rằng sự chia rẽ về chính trị ở Anh và Mỹ hiện nay đã mang tính chất tương tự như sự chia rẽ giữa các bộ lạc.

Nhưng sự cảnh giác đối với những người xa lạ không phải là một phức cảm mới và người ta có thể dễ dàng vượt qua nó để tiến đến gần nhau hơn.

Hai tác giả Keohane và Yates đã đưa ra các mẹo giúp việc kết bạn và bắt chuyện với người lạ dễ dàng hơn.

Ở cấp độ vĩ mô, ông Keohane mô tả các bài thực hành mà nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ sử dụng để vượt qua định kiến về Đảng đối lập và nhìn nhận đối phương từ góc độ toàn diện hơn. Các nghị sĩ được đào tạo để biết cách đặt những câu hỏi hay và tránh gọi thẳng tên của đối phương.

Trong khi đó, nhà văn Yates luận bàn về loại hình dịch vụ xã hội giúp khuyến khích người trẻ hòa nhập với nhiều nhóm xã hội và các thế hệ khác.

Ở cấp độ vi mô, cả hai tác giả đều đưa ra những giải pháp đơn giản và quen thuộc mà người đọc có thể áp dụng vào các mối quan hệ trong đời sống của mình. Đó là ghi nhận những mặt tốt của mọi người xung quanh; ghi nhớ rằng hầu hết mọi người đều có những câu chuyện riêng mà họ mong muốn được bộc lộ.

Ngoài ra, các tác giả cũng lưu ý việc phản ứng với một thái độ điềm tĩnh, lịch sự nếu đối phương khước từ lời kết bạn.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nhiều tác phẩm nổi tiếng của Hemingway bị cảnh báo về ngôn từ

Được coi là một trong những tiểu thuyết Mỹ vĩ đại nhất, nhưng cuốn "Sun Also Rises" năm 1926 của Ernest Hemingway đang bị cảnh báo về ngôn từ và sắc thái câu chuyện.

Chuyện ly kỳ, hài hước về giới văn chương và ngành xuất bản

Guardian nhận định rằng Rebecca F Kuang đã mang đến một câu chuyện thú vị về một vụ trộm văn học trơ trẽn trong "Yellowface".

Lê Lam

Bạn có thể quan tâm