Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ thuật theo dấu đường mòn

"Nghệ thuật theo vết là môn khoa học về cơ bản cũng đòi hỏi những năng lực trí tuệ như vật lý và toán học hiện đại", nhà sinh học tiến hóa Louis Liebenberg.

khoa hoc duong mon anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Lowveld.

Lần theo đường mòn động vật là hình thức cơ bản nhất của mà nhà sinh học tiến hóa Louis Liebenberg gọi là “theo dấu đơn giản”. Liebenberg đã dành nhiều năm nghiên cứu phương thức săn lùng bền bỉ đặc thù của người Kung, đòi hỏi phải có kỹ năng theo dấu tuyệt đỉnh.

Qua quá trình rèn luyện tay nghề, thợ săn Kung có thể dùng kỹ thuật “tinh vi” hơn, gọi là “theo dấu hệ thống”, trong đó họ tìm thấy một khuôn mẫu giữa nhiều dấu vết mờ nhạt hoặc bị ngắt quãng khác và bám theo đó. Cuối cùng, hình thức theo dấu phức tạp nhất, mà Liebenberg gọi là “theo dấu phỏng đoán”, đòi hỏi người theo dấu phải chắp nối những manh mối ít ỏi và thưa thớt để đặt ra giả thuyết xem con vật có thể đi tới đâu, để dự đoán phải tìm chuỗi dấu vết tiếp theo ở chỗ nào.

Trong cuốn sách The Art of Tracking: The Origin of Science (Tạm dịch: Nghệ thuật theo dấu: Cội nguồn khoa học) xuất bản năm 1990, Liebenberg đề xuất rằng việc nghiên cứu sâu về kỹ thuật theo vết có thể giúp giải thích một trong nghịch lý trong lịch sử tiến hóa: Làm thế nào bộ não người phát triển khả năng tư duy khoa học - từ đó đưa đến sự bùng nổ công nghệ và kiến thức - nếu lập luận khoa học không cần thiết để duy trì cuộc sống theo kiểu săn bắt hái lượm?

Nói đơn giản, con người không tiến hóa với “mục tiêu” một ngày nào đó lập được biểu đồ cấu trúc nguyên tử, như người ta vẫn nói, sự tiến hóa không tính toán xa xôi. Nhưng vậy thì tại sao con người lại phát triển nên những khả năng cần thiết để thực hành khoa học nếu ta không cần chúng để sinh tồn.

Câu trả lời của Liebenberg rất đơn giản: theo vết là khoa học. “Nghệ thuật theo vết”, ông lập luận “là môn khoa học về cơ bản cũng đòi hỏi những năng lực trí tuệ như vật lý và toán học hiện đại.

Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Carl Sagan, vốn thường viết về bộ tộc Kung, cũng đồng tình. “Tư duy khoa học gần như chắc chắn đã có sẵn trong chúng ta từ buổi ban đầu”, ông viết. “Sự phát triển kỹ năng theo vết đã tạo ra lợi thế to lớn trong chọn lọc tự nhiên. Những nhóm người không thực hiện được điều này lấy được ít protein hơn và con cái cũng ít hơn. Những người có thiên hướng khoa học, những người biết kiên nhẫn quan sát, những người có năng khiếu tìm cách thu về nhiều thức ăn hơn, đặc biệt là protein, và sống trong môi trường đa dạng hơn; họ và dòng dõi của mình sẽ phát triển thịnh vượng”.

Lý thuyết này là một nhánh tách ra từ học thuyết khác xưa hơn - và gây tranh cãi nảy lửa - trong ngành cổ sinh vật học, gọi là thuyết săn bắt vốn khẳng định rằng việc săn đuổi một con thú lớn đã góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ, văn hóa và công nghệ của loài người.

Tôi có những nghi vấn riêng về cả hai lý thuyết. Cụ thể, Liebenberg đã đi hơi xa khi đánh đồng “khoa học” - một hệ thống các hoạt động cụ thể, chuẩn hóa nhằm tìm hiểu thông tin - với kỹ năng phân tích sáng suốt và óc tưởng tượng cuối cùng đã cho phép con người phát triển nên hệ thống chuẩn hóa đó.

Truy vết không phải là khía cạnh duy nhất trong cuộc sống thời tiền sử cần đến bộ kỹ năng này, nếu truy vết là hình thức thời tiền sử của môn vật lý thì hái lượm trái cây cũng là hình thức sơ khai của thực vật học và nấu ăn là tiền thân của hóa học.

Robert Moor/NXB Phụ Nữ Việt Nam & Huy Hoàng Bookstore

SÁCH HAY

Loan 12 su quan hinh anh

Loạn 12 sứ quân

0

Sau khi Ngô Xương Xí chết, họ Ngô hết người kế vị. Trong nước một ngày không thể không có vua, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, lấy tôn hiệu là Vạn Thắng Vương.

Machiavelli hinh anh

Machiavelli

0

Leonardo và Michelangelo - hai nghệ sĩ tài năng - cùng làm việc trong một tòa nhà. Điều đó cho thấy Florence từng quy tụ nhiều ngôi sao sáng.