Mỗi người trong chúng ta đều có một trải nghiệm thế này, khi chúng ta chuẩn bị kỹ lưỡng, tích lũy nhiều sự nhiệt tình, sau đó cố gắng hoàn thành một việc, trong lòng chúng ta rất hi vọng nhận được sự tán thưởng và công nhận của người khác, đặc biệt là nhận được sự tán thưởng của người gần gũi với chúng ta nhất.
Đây là tâm lý bình thường của con người, tâm lý chờ đợi này một khi được thỏa mãn, tâm trạng ấy hoàn toàn có thể dùng “nở hoa trong lòng” để diễn tả.
Vợ cũng như vậy. Người chồng tán thưởng trước sự cố gắng của vợ, không chỉ là công nhận việc vợ đã hoàn thành rất tốt, mà còn bổ sung sự tự tin cho cô ấy, để cô ấy có thêm nhiệt tình hoàn thành công việc tiếp theo.
Thông thường thì, sự cố gắng của người vợ đều xoay quanh chồng con, cô ấy sẽ nghiêm túc suy nghĩ xem làm thế nào sẽ tốt hơn cho gia đình mình, làm thế nào khiến họ vui vẻ, trong quá trình làm việc cô ấy tập trung tình yêu và sự quan tâm của mình, đương nhiên cô ấy cũng chờ đợi lời khen ngợi của gia đình, hơn nữa còn chờ đợi trong hạnh phúc và thấp thỏm.
Khi người vợ thể hiện thành quả của cô ấy trước mặt chồng, phản ứng của một người chồng tốt nên là: Khen ngợi sự cố gắng của cô ấy một cách thật lòng và bày tỏ lòng biết ơn.
Các ông chồng bây giờ làm không thực sự tốt ở mảng này, phần lớn không phải vì không phát hiện ra sự cố gắng của vợ mình mà là thờ ơ coi như không thấy sự cố gắng ấy.
Bọn họ cho rằng chẳng có gì ghê gớm, cũng không phải chuyện gì kinh thiên động địa, những ông chồng nghĩ như vậy vốn không hề cảm nhận được tâm trạng tinh tế của vợ đằng sau sự cố gắng ấy, giống như tâm trạng mà chúng ta đã miêu tả ở trên.
Người vợ thực sự đã nỗ lực làm nhiều việc nhỏ nhặt, người chồng tốt không nên xem nhẹ việc tán thưởng những việc nhỏ nhặt ấy. Sự tán thưởng những chi tiết nhỏ ấy không những khiến vợ vui vẻ mà còn khiến cô ấy cảm thấy được quan tâm.
Ngược lại, nếu sự cố gắng của vợ mãi không được chồng khen ngợi, sau nhiều lần thất vọng cô ấy sẽ mất đi sự nhiệt tình với cuộc sống này, quan hệ vợ chồng cũng chịu ảnh hưởng.
Người chồng tốt buộc phải hiểu được tâm lý này của vợ, và kịp thời bày tỏ khen ngợi trước những cố gắng của cô ấy. Nguồn: crosswalk. |
Anh chồng cảm thấy gần đây vợ mình ít nói hẳn, tâm trạng cũng không tốt lắm, ngay cả khẩu vị khi nấu cơm cũng không như trước. Sau bữa tối, anh chồng hỏi vợ: “Gần đây em sao thế, khó chịu à? Hay là có chuyện gì?”.
Không ngờ chị vợ giận dỗi nói: “Trong vài tháng qua, em đã chứng minh được một chuyện, đó là anh chẳng hề quan tâm em, thậm chí không yêu em”.
Anh chồng nghe xong cảm thấy rất bất ngờ, vội vã nói: “Em nói cái gì, chuyện này bắt đầu từ đâu nhỉ?”.
Người vợ nói: “Em làm bao nhiêu chuyện vì cái nhà này, ngay cả một câu “tốt” anh cũng không hề nói, dường như mọi chuyện chẳng liên quan đến anh. Em vất vả làm một vườn hoa nhỏ, muốn để môi trường quanh nhà tốt một chút, nhưng anh lại nói chiếm chỗ của anh.
Trời lạnh, em bận rộn đổi màu rèm cửa sổ sang màu ấm áp, để mọi người cảm thấy dễ chịu, thì anh lại nói em rảnh không có việc gì làm. Em ngày ngày nấu món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho cả nhà thì anh lại nói đói thì ăn cái gì cũng giống nhau. Em…”.
Người chồng ngắt lời, nói với vẻ vô tội: “Anh vô tâm nói thôi, ai biết được em lại để tâm mấy việc lặt vặt này?”.
“Lẽ nào anh chưa từng nghe nói ‘một chiếc lá rơi biết mùa thu tới’ à? Chuyện nhỏ là kính phóng đại tốt nhất. Em làm gì có bao nhiêu cơ hội làm việc lớn chứ, bây giờ cũng chẳng có tâm tư mà làm việc nhỏ nữa”. Cô vợ giận dữ nói.
Lúc này anh chồng có phần tỉnh ngộ, quả thực thứ anh ta ngó lơ không chỉ là sự cố gắng của vợ, quan trọng hơn chính là tâm trạng của vợ, sự vô tâm của mình hóa ra có thể gây ra tổn thương cho vợ. Thế là anh ta tích cực nhận sai, mong vợ tha thứ, và đảm bảo sửa chữa lỗi sai, khó khăn lắm mới xoa dịu được sóng gió này.
Từ câu chuyện trên chúng ta có thể thấy sự khác nhau trong suy nghĩ vấn đề giữa nam giới và nữ giới. Người chồng cho rằng đó chẳng phải chuyện gì to tát, không cần phải tốn nước bọt và tâm sức; người vợ lại cho rằng từ những chuyện nhỏ này có thể kết luận được người chồng có quan tâm tới mình hay không.
Người chồng tốt buộc phải hiểu được tâm lý này của vợ, và kịp thời bày tỏ khen ngợi trước những cố gắng của cô ấy, đặc biệt là những chuyện nhỏ nhặt.
Khen ngợi sự cố gắng của vợ, cần phải chú ý một tình huống, đó là khi cô ấy cố gắng làm một việc nhưng kết quả lại không như ý.
Ví dụ vợ chăm chỉ học làm món cá chua ngọt theo sách hướng dẫn nấu ăn, nhưng lần đầu tiên nếu không phải cho quá nhiều đường thì lại cho hơi nhiều giấm, mùi vị lạ lùng, lúc này người chồng cần bày tỏ ý kiến thận trọng, sự động viên của bạn sẽ đưa tới kết quả lý tưởng lần sau, lời phê bình của bạn có thể khiến cô ấy từ bỏ, cuộc sống sau này có thể sẽ không bao giờ có những lần được nếm thử món ăn đầy tình yêu và thú vị như thế nữa.
Có một câu chuyện thế này. Một ngày hai người hẹn nhau ra ngoài săn bắt, sẩm tối mỗi người săn được một con thỏ, họ vui vẻ về nhà. Vợ người đầu tiên khen chồng mình giỏi giang, ngay cả chú thỏ đang chạy như bay mà cũng săn được, người chồng nghe xong tâm trạng vui vẻ; vợ của người thứ hai thì trách chồng bất tài, cả ngày chỉ bắt được một con thỏ, người chồng nghe xong giận dữ.
Hôm sau, người chồng nhận được lời khen nghĩ, hôm nay mình nhất định phải săn thêm vài con thỏ mang về cho vợ; người chồng bị vợ trách thì nghĩ, hôm nay mình tìm chỗ có cái cây râm mát nằm nghỉ cả ngày, sau đó về tay không, để cô vợ biết một con thỏ bắt được không hề dễ dàng gì. Kết quả, một người bắt được rất nhiều, một người không có thu hoạch gì cả.
Lời nói bất đồng dẫn tới những kết quả khác nhau. Phần lớn các ông chồng khi đối mặt với vợ vô hình trung sẽ đóng vai người vợ thứ hai trong câu chuyện trên, tình hình đương nhiên là không tốt rồi. Người chồng tốt nên suy nghĩ tới tâm trạng của vợ, bất kể kết quả thế nào, mục đích ban đầu của cô ấy là tốt, đều nên nhận được sự khen ngợi của bạn.
Nếu bạn luôn bày tỏ lời khen ngợi chân thành với mỗi cố gắng của vợ, vợ bạn nhất định sẽ là một người vợ tự tin, đầy nhiệt tình với cuộc sống này. Cuộc sống của các bạn cũng có rất nhiều chuyện bất ngờ xảy ra, từ đó sẽ có nhiều niềm vui hơn nữa.