Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghề săn banh lông, chợ chuột miền Tây hot nhất tuần

Những thông tin thị trường về việc thu mua banh lông, nghề săn bọ rầy, chợ chuột ở miền Tây, video 1.200 nhân viên Vietcombank nhảy flashmob... được độc giả quan tâm nhất tuần qua.

Thương lái Trung Quốc mua banh lông làm gì?

Banh lông trước đây vốn là loài không có giá trị kinh tế, nhưng gần đây, thương lái Trung Quốc bỗng về các vùng biển tại miền Tây tung tin thu mua với giá từ 600.000 đến 800.000 đồng/kg. Nhiều ngư dân ở Kiên Giang đã bỏ hàng chục triệu sửa tàu thuyền, đầu tư ngư lưới cụ kéo nhau đi khai thác loài vật này.


Nhưng một nghịch lý là khi nông dân bỏ hàng chục triệu đầu tư khai thác thì giá banh lông ban đầu gần 1 triệu đồng/kg thì nay rớt xuống 100.000 đồng/kg mà vẫn khó bán, khiến người dân chài lao đao. Ông Trần Văn Mười, ở xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải – Kiên Giang cho biết: "Gia đình tôi đã đổ hơn 50 triệu đồng để sắm ngư lưới cụ đánh bắt banh lông. Nhưng chỉ 1-2 chuyến khai thác về bán giá cao, gần đây thì không bán được nữa".

Thương lái Trung Quốc mua banh lông làm gì?

Không lý giải được thương lái Trung Quốc mua banh lông làm gì, nhưng mức chào giá đến 800.000 đồng/kg khiến ngư dân miền Tây sốt ruột đổ tiền triệu khai thác.

Dân Bảy Núi kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày nhờ săn bọ rầy

Trước đây, việc bắt bọ rầy là để tránh loại côn trùng này phá hoại cây cối, mùa màng nhưng nay nó đã trở thành một nghề kiếm sống của người miền Tây.


Bọ rầy tại chợ Tịnh Biên có giá đắt 500 đồng/con nhưng người hỏi mua vẫn nườm nượp. Cứ đầu mùa mưa, nhiều người đổ xô lên khắp rừng Bảy Núi săn bọ về bán, thu nhập từ 800.000 cho đến 1 triệu đồng/ngày. Tại vùng Bảy Núi, người dân còn tính đến việc xuất ngoại sang Campuchia để săn loại đặc sản này. 

Dân Bảy Núi kiếm nửa triệu đồng mỗi ngày nhờ săn bọ rầy

Tại vùng Bảy Núi (An Giang), bắt bọ rầy bán cho quán nhậu là công việc thời vụ giúp nhiều gia đình kiếm trung bình hơn nửa triệu mỗi ngày vào mùa mưa.

Chợ chuột lớn nhất miền Tây

Chợ Phù Dật ở xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) được xem là chợ chuột lớn nhất miền Tây. Hoạt động mua bán tại đây sôi động nhất từ 5h đến 9h sáng. Thịt chuột cơm, chuột cống nhum làm sẵn có giá 80.000-120.000 đồng/kg, chuột sống 55.000-70.000 đồng/kg, tùy loại. Trung bình mỗi ngày có 3 đến 5 tấn chuột được làm thịt. Nơi tiêu thụ là các nhà hàng và quán nhậu ở miền Tây, TP. HCM và cả miền Bắc.


Để cung cấp chuột cho chợ đầu mối này, nhiều người dân quanh vùng đổ ra đồng để săn chuột. Anh Nguyễn Văn Bảy, ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn (An Giang) thường đi bắt chuột ngoài đồng với 4 người bạn, mỗi ngày các anh bắt được khoảng 10-15 kg, kiếm gần 2 triệu đồng/ngày.

Trong ấp có khoảng 600 hộ thì có tới trên 200 hộ sống bằng nghề săn bắt, làm thuê và kinh doanh chuột. Những "thợ săn chuột" nơi đây kiếm tiền triệu mỗi ngày, trong khi người già, phụ nữ, trẻ em làm công việc thịt chuột thuê tại chợ cũng có thu nhập 100.000 đồng/ngày.

Đi chợ chuột lớn nhất miền Tây

Mỗi ngày, chợ Phù Dật, xã Bình Long, huyện Châu Phú (An Giang) tiêu thụ hết 3-5 tấn chuột. Việc săn bắt, mua bán loài vật gặm nhấm này mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

1.200 nhân viên Vietcombank làm video nhảy flashmob hài hước

Một đoạn clip dài gần 5 phút do nhân viên Vietcombank nhảy flashmob trên nền nhạc bài Happy của Pharrell Williams, đã thu hút hàng ngàn lượt xem trên Youtube.

Người thực hiện clip và cũng là một nhân viên của Vietcombank, anh Nguyễn Thế Dương, cho biết đây là một tiết mục được quay nhằm phát trong hội nghị người lao động của đơn vị này diễn ra vào giữa tháng 5. Clip được thực hiện trong 2 tuần, với sự tham gia của 47 phòng ban của Vietcombank chi nhánh TP.HCM. "Tuy đây chỉ là clip nội bộ song cũng được nhiều bạn đồng nghiệp đánh giá cao, vì tạo cảm giác hưng phấn, vui vẻ", anh Dương nói.

1.200 nhân viên Vietcombank làm video nhảy flashmob hài hước

Một đoạn clip dài gần 5 phút do nhân viên Vietcombank nhảy flashmob trên nền nhạc bài Happy của Pharrell Williams, đã thu hút hàng ngàn lượt xem trên Youtube.

Đại gia Việt dùng máy bay, siêu xe để làm gì?

Sở hữu chiếc máy bay tư nhân đầu tiên và đắt giá nhất ở Việt Nam hiện nay, với ngành kinh doanh trải dài khu vực Đông Nam Á và thường xuyên phải trở về Việt Nam trên lãnh đạo của VPF, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức khẳng định chỉ sử dụng máy bay cho công việc.

Bà chủ Bianfishco Nguyễn Thị Diệu Hiền - một trong những đại gia nổi bật nhất trong ngành thủy sản ở Việt Nam, từng sở hữu một chiếc siêu xe Rolls-Royce. Chiếc xe này được nữ đại gia mua bằng tiền bán hai ngôi nhà, được sử dụng để "làm thương hiệu", và "đón đưa các triệu phú tận sân bay, những khi họ sang đàm phán làm ăn".

Trong khi đó, năm 2012 ông Cao Văn Sơn - Chủ tịch HĐQT công ty Hành Tinh Xanh đã quyết định tặng lại 4 máy bay cho Câu lạc bộ Hàng không phía Bắc do vướng quy định của pháp luật.

Mua chiếc trực thăng có tổng chi phí lên tới 5 triệu USD nhưng ông chủ tập đoàn Hòa Phát lại quyết định cho chính công ty của mình thuê lại với giá chỉ 1 đồng/năm. 

Phó tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai là một trong những doanh nhân sở hữu nhiều xế hộp đình đám nhất tại Việt Nam. Những chiếc xe này đều phục vụ sở thích chơi xe của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, và làm nên thương hiệu Car&Passion đình đám một thời.

Đại gia Việt dùng máy bay, siêu xe để làm gì?

Nếu như doanh nhân Trần Đình Long dùng chính chiếc máy bay của mình cho Hòa Phát thuê lại với giá chỉ 1 đồng/năm thì ông chủ của Hành Tinh Xanh lại mua trực thăng về làm quà tặng.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm