Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghệ An kỷ luật về đảng quyền trưởng đồn biên phòng Tam Hợp

Liên quan đến vụ 189 cây pơ mu quý hiếm bị đốn hạ, lãnh đạo Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã khiển trách về đảng quyền Trưởng đồn Biên phòng Tam Hợp - nơi để xảy ra vụ phá rừng.

Một quyền đồn trưởng biên phòng bị kỷ luật Đại tá Trần Minh Công, Phó chính ủy Bộ đội biên phòng Nghệ An cho biết đã kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với Quyền đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Hợp vì để xảy ra phá rừng.

Tại cuộc họp báo chiều 25/12 của UBND tỉnh Nghệ An về tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, báo chí băn khoăn, tại các phiên chất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng nhắc đến các vụ phá rừng ở phía Bắc và Nam nhưng lại không thấy nhắc đến Nghệ An.

Trong khi đó, Nghệ An là nơi xảy ra nhiều vụ phá rừng lớn nhất cả nước nhưng không được đề cập. Đại diện báo Nhà báo và công luận đưa ra vụ 189 cây pơ mu quý hiếm bị đốn hạ xảy ra vào tháng 2 vừa qua tại địa bàn giáp ranh giữa 2 xã biên giới Tam Hợp và Lưu Kiền của huyện Tương Dương là một ví dụ điển hình.

Vụ việc đã được Công an huyện Tương Dương ra quyết định khởi tố về hành vi Vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng. Ngày 15/12, Công an tỉnh Nghệ An cũng khởi tố, bắt tạm giam 2 trạm trưởng ban quản lý rừng phòng hộ.

pha rung anh 1
Đại tá Trần Minh Công trả lời tại cuộc họp báo. Ảnh: Phạm Hòa.

Cụ thể là ông Phan Văn Trung (48 tuổi, trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Tam Hợp) và Lê Đình Quyết (39 tuổi, trạm trưởng Trạm Quản lý bảo vệ rừng bản Ang) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai người này đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý để khu vực giáp ranh xã Tam Hợp, xã Lưu Kiền và Nậm Càn của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) bị phá rừng.

Nhà báo này đặt nghi vấn chức năng của Bộ đội Biên phòng trong quản lý bảo vệ rừng đến đâu mà để xảy ra tình trạng phá rừng tràn lan như vậy? Đặc biệt là vụ phá rừng nghiêm trọng tại huyện Tương Dương.

Trả lời vấn đề này, đại tá Trần Minh Công, Phó chính ủy Bộ đội biên phòng Nghệ An, thừa nhận có một phần thiếu sót khi để xảy ra rừng bị tàn phá, đặc biệt là vùng biên giới.

pha rung anh 2
Một cây pơ mu bị đốn hạ tại huyện Tương Dương. Ảnh: Phạm Hòa.

Theo đại tá Công, nguyên nhân là do địa điểm xảy ra phá rừng quá xa, quá sâu; công tác đi kiểm tra kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cũng do cán bộ ở đồn Biên phòng Tam Hợp có một phần thiếu trách nhiệm trong công tác tuần tra bảo vệ địa bàn nên còn để sơ hở, dẫn đến lâm tặc vào chặt phá rừng trái phép.

“Liên quan đến vụ phá rừng ở xã Tam Hợp, hiện chúng tôi đã xử lý một quyền Đồn trưởng với hình thức khiển trách về Đảng và kỷ luật quân đội", đại tá Trần Minh Công trả lời trước cuộc họp báo.

Công an Nghệ An truy trách nhiệm rừng vùng biên bị phá

Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An phát biểu trước HĐND tỉnh rằng nếu rừng đầu nguồn, rừng vùng biên bị phá hoại thì sẽ truy trách nhiệm chính quyền, kiểm lâm và cả biên phòng.



Phạm Hòa

Bạn có thể quan tâm