Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngày thơ Việt Nam 2018 có thêm các hội thảo về văn chương

Hai buổi hội thảo tổ chức trước thềm Ngày thơ Việt Nam cho thấy những nỗ lực của Hội Nhà văn trong việc khuyến khích đổi mới văn chương.

Đã thành thông lệ, ngày rằm tháng Giêng, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Năm 2018 là lần thứ 16 Ngày thơ được tổ chức.

Trước đây, Ngày thơ thường diễn ra trong ngày 15 tháng Giêng, có thêm các chương trình văn nghệ, đọc thơ từ tối 14. Năm nay, các hoạt động trong khuôn khổ Ngày thơ được mở rộng. Trước khi chương trình diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hai buổi hội thảo về thơ và văn xuôi được tổ chức.

Ngày 27/2, buổi hội thảo về thơ sẽ diễn ra từ 8h30 tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội). Ngày 28/2, hội thảo về văn xuôi với chủ đề “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” diễn ra tại hội trường Hội Nhà văn. Đây được xem là các hoạt động thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của các hội viên.

Ngay tho Viet Nam 2018 anh 1
Thả thơ - hoạt động quen thuộc trong Ngày thơ Việt Nam. Ảnh: Quỳnh Trang.

Chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 vẫn diễn ra theo những nghi thức đã thành truyền thống, với chương trình khai mạc, thả thơ, triển lãm, văn nghệ...

Trong ngày 14 tháng Giêng (tức ngày 1/3/2018), tại Trung tâm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, từ 8h30 sẽ diễn ra các cuộc thi trình diễn thơ và biểu diễn nghệ thuật của các câu lạc bộ thơ.

Ngày thơ chính thức diễn ra vào rằm tháng Giêng (tức ngày 2/3), với sân thơ chính có chủ đề “Văn học đồng hành cùng đất nước”. Sân thơ Trẻ diễn ra tại Sân Thái Học, với các hoạt động trẻ trung do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp tổ chức. Tại khu vực hồ Văn là triển lãm, trưng bày thơ của các câu lạc bộ thơ thực hiện.

Nhà thơ, dịch giả người Việt được trao giải văn học Nga

Nhà thơ, dịch giả Thụy Anh nhận giải thưởng "Ngôn từ - Sợi chỉ gắn kết" được trao hàng năm tại Liên bang Nga.

Tần Tần

Bạn có thể quan tâm