Tại châu Âu, những lô vaccine Covid-19 đầu tiên là chế phẩm của công ty BioNTech (Đức) và hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ). Ảnh: AP. |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Lyen đã đăng tải một đoạn video kỷ niệm việc triển khai vaccine chống Covid-19. Bà miêu tả đây là “khoảnh khắc đoàn kết đầy cảm động” trong cuộc chiến chống đại dịch. Ảnh: AP. |
Đối với các nước EU, việc triển khai vaccine đánh dấu một bước tiến đầy hy vọng. Nhiều nước trong khối này, như Italy, Pháp hay Tây Ban Nha, đều trở thành điểm nóng của dịch bệnh. Ảnh: AP. |
Đến nay, 27 quốc gia của EU ghi nhận ít nhất 16 triệu ca mắc và hơn 336.000 ca tử vong vì Covid-19. Song các chuyên gia nhận định con số thực tế còn lớn hơn nhiều do khả năng xét nghiệm còn hạn chế. Ảnh: AP. |
Đợt phân phối vaccine Covid-19 đầu tiên đã được giới hạn mức 10.000 liều ở hầu hết quốc gia. Chương trình tiêm chủng trên diện rộng dự kiến được thực hiện vào đầu năm sau. Ảnh: AP. |
Mỗi quốc gia sẽ tự quyết định các đối tượng được ưu tiên tiêm chủng. Tại Tây Ban Nha, Pháp và Đức, chính phủ cam kết sớm tiêm chủng cho người già và nhân viên trong viện dưỡng lão. Ảnh: AP. |
Bệnh viện Spallanzani là cơ sở điều trị Covid-19 quan trọng của thủ đô Rome, Italy. Đây cũng là nơi được tiếp nhận những liều vaccine đầu tiên. Ảnh: AP. |
Ba Lan ưu tiên tiêm vaccine cho các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Quốc gia này hầu như không chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vào mùa xuân, song số ca mắc bệnh và số ca tử vong tăng nhanh từ mùa thu. Ảnh: AP. |
Giới lãnh đạo EU kỳ vọng kế hoạch triển khai vaccine sẽ xây dựng ý thức đoàn kết chống dịch của toàn khối. Trong năm nay, khối này đã chật vật để đi đến thỏa thuận thương mại Brexit với Anh. Ảnh: AP. |
Theo công ty dược phẩm BioNTech, vaccine có thể chống lại biến thể mới của virus corona, mới được phát hiện tại Anh. Song họ cần nghiên cứu sâu hơn để đưa ra kết luận chính thức. Ảnh: AP. |