Thượng Hải những năm đầu thế kỷ 20 đã là một trung tâm thương mại và tài chính của châu Á. Sau một thời gian gián đoạn, thành phố này đang tìm lại vị thế năm xưa của mình. Ảnh: Getty/AFP. |
Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1977 và 2008. Những tòa nhà mọc lên ở Thượng Hải, Bắc Kinh hay Thâm Quyến trong 30 năm qua là biểu tượng cho giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc. CNN nhận định "không đâu trên trái đất này chúng ta thấy một quá trình đô thị hóa mạnh mẽ như Trung Quốc 30 năm qua". Ảnh: Getty/AFP. |
Thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) năm 1970 là một làng chài với dân số không tới 30.000 người. Từ thập niên 1980, Thâm Quyến trở thành một trong 5 đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bắt đầu phát triển nhanh chóng. Dân số hiện tại của Thâm Quyến là hơn 10 triệu người và số lượng tòa nhà chọc trời của thành phố này đứng thứ 8 thế giới. Ảnh: Szurbanplanning.wordpress.com/Getty. |
Cùng với Singapore, Tokyo hay các thành phố đã phát triển đến trình độ cao khác, Hong Kong đang muốn xây dựng mô hình một thành phố thông minh. Trong ảnh là bến cảng Victoria của Hong Kong những năm 1920 và 2015.
Ảnh: Ibiblio/AFP. |
Với nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các thành phố châu Á đang là động lực cho những ý tưởng kiến trúc đô thị mới. Trong ảnh là Macau năm 1965 khi còn đang là thuộc địa của Bồ Đào Nha và năm 2015, lúc đã trở thành sòng bạc của châu Á. Ảnh: Getty/AFP. |
Bến cảng Singapore những năm 1950 và thành phố Singapore hiện đại năm 2016. Singapore tham vọng trở thành "quốc gia thông minh" đầu tiên trên thế giới. Theo viễn cảnh này, các tòa nhà chọc trời sẽ được thiết kế để tích hợp với công nghệ, các công trình mới xây sẽ liên kết với nhau nhằm tối ưu hóa diện tích sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Ảnh: Getty/AFP. |
Trong khi đó, các công trình giao thông công cộng sẽ giúp phát triển những khu vực hẻo lánh trước đây, mở rộng quá trình đô thị hóa. Trong ảnh là đôi bờ sông Hàn (Seoul, Hàn Quốc) năm 2001 và 2014. Hiện nay, với dân số hơn 25 triệu người, Seoul đã trở thành một trong những đô thị lớn nhất thế giới.
Ảnh: AFP. |
Các xu hướng kiến trúc và quy hoạch đô thị mới còn nhắm tới giảm thiểu tác hại lên môi trường, hỗ trợ phát triển bền vững. Trong ảnh là khu trung tâm thủ đô Tokyo (Nhật Bản) năm 1995 và 2015. Ảnh: AFP. |