Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngao rớt giá, hàng trăm tỷ đồng 'ngâm' dưới biển

Không có thương lái thu mua, hàng chục nghìn tấn ngao nằm dưới biển. Trong khi đó, người nuôi ngao khốn đốn vì nợ ngân hàng đến hạn mà không có nguồn trả.

Ngao rớt giá, hàng trăm tỷ đồng 'ngâm' dưới biển

Không có thương lái thu mua, hàng chục nghìn tấn ngao nằm dưới biển. Trong khi đó, người nuôi ngao khốn đốn vì nợ ngân hàng đến hạn mà không có nguồn trả.

Hàng trăm hộ nuôi ngao dọc các xã ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đang lâm vào cảnh khốn đốn khi ngao đã đến kỳ thu hoạch mà giá rớt thê thảm, và gần như không có thương lái thu mua.

Tại xã Đa Lộc, một trong những địa phương có diện tích nuôi ngao lớn tại huyện Hậu Lộc, cánh đồng ngao hàng trăm héc ta vẫn chưa tìm được đầu ra. Theo thống kê của chính quyền địa phương, hiện xã có 436 héc ta quy hoạch với hơn 300 héc ta đã nuôi thả.

 

Giá ngao rẻ, thương lái không thu mua, người dân phải bỏ tiền thuê người trông.

Hiện số ngao thịt còn tồn đọng lại trên bãi nuôi thả khoảng 6 nghìn tấn. Nếu tính theo giá thị trường thì còn khoảng hơn 100 tỷ đồng của người nuôi ngao xã Đa Lộc còn “ngâm” dưới biển.

Thời gian qua, người nuôi ngao ở đây chủ yếu nuôi để xuất khẩu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường gặp rất nhiều khó khăn và chỉ tiêu thụ được ở trong nước. Mỗi ngày cũng chỉ có vài thương lái đến thu mua với số lượng rất nhỏ để nhập cho các nhà hàng ăn uống. Nếu ở thời điểm này năm trước, giá ngao từ 24.000 - 25.000đ/kg thương lái vẫn tranh nhau mua, thì hiện tại giá ngao chỉ còn 14.000đ/kg mà không mấy người mua.

Mỗi héc ta ngao đầu tư từ đầu đến cuối hết khoảng 800 triệu đồng. Bình quân mỗi héc ta thu hoạch khoảng 40 - 50 tấn ngao, với giá ngao hiện tại thì người nuôi ngao đang bị lỗ. Tuy vậy, muốn bán lỗ cũng không phải là điều đơn giản.

Ông Vũ Văn Đỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Đa Lộc cho biết: “Hiện người nuôi ngao ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn ở khâu đầu ra. Giá ngao thì rẻ, người mua lại không có. Mỗi ngày chỉ có một số người đến thu mua để nhập cho các nhà hàng với số lượng rất ít so với lượng ngao của địa phương. Nhìn chung người nuôi ngao gặp rất nhiều khó khăn mà chưa biết trông chờ vào đâu”.

Chị Nguyễn Thị Hoa, ở thôn Yên Đông, xã Đa Lộc nuôi một héc ta ngao thịt, ngao đã nuôi đến hơn một năm mà chưa bán được. Thời gian trước giá ngao rẻ không muốn bán, giờ muốn bán cũng chẳng có người mua. Người dân nuôi ngao đang lâm vào cảnh nợ nần do chưa có tiền trả lãi suất ngân hàng. Tại các xã Minh Lộc, Hoa Lộc, Hưng Lộc cũng trong tình trạng tương tự.

Ông Nguyễn Văn Hoằng, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Hiện chúng tôi còn khoảng 20 - 30 nghìn tấn ngao còn nằm dưới biển. Huyện đang tập trung tăng cường tiêu thụ nội địa để giải phóng ngao cho bà con”. Cũng theo ông Hoằng, huyện Hậu Lộc đang kêu gọi doanh nghiệp ở Vũng Tàu về đầu tư nhà máy chế biến thuỷ sản, tỉnh đã chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên đường vào cụm công nghiệp đang khó khăn, huyện lúng túng trong việc bố trí ngân sách do không có vốn.

Ngoài ra để đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản của địa phương, huyện Hậu Lộc đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đề nghị Bộ Nông nghiệp xây dựng các cơ quan kiểm soát chất lượng nhuyễn thể hai mảnh và chủ trương này cũng đã được chấp thuận. Địa phương đang mời các cơ quan chức năng kiểm soát chất lượng xuất khẩu ngao sang các nước châu Âu.

Theo Dân trí

Theo Dân trí

Bạn có thể quan tâm