Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngành xuất bản toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), ngành công nghiệp xuất bản toàn cầu đang dần phục hồi sau đại dịch.

Hội chợ sách Frankfurt 2020. Ảnh: Ralph Orlowski/Reuters.

Báo cáo này đã phân tích tình hình xuất bản toàn cầu trong năm 2020 và 2021, lấy dữ liệu từ nhiều thành viên của tổ chức này, trong đó có cả những thị trường lớn như Mỹ và Anh.

Theo báo cáo này, ngành xuất bản toàn cầu đạt doanh thu 71,6 tỷ USD vào năm ngoái, tăng cao hơn so với con số 64,4 tỷ USD của năm trước.

Hầu hết thành viên WIPO cũng báo cáo doanh thu cao hơn vào năm 2021, dẫn đầu là Mỹ và Italy với mức tăng trưởng lần lượt là 13,6% và 12,2%.

Báo cáo cũng cho biết, mức doanh thu này hoàn toàn trái ngược với giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020, khi đa số các quốc gia thành viên WIPO ghi nhận sự sụt giảm doanh thu do dịch Covid-19.

Góp phần vào đà tăng của doanh thu là xu hướng số hóa của ngành xuất bản. Cụ thể, doanh số bán hàng trực tuyến chiếm hơn 2/3 tổng doanh thu của ngành xuất bản vào năm ngoái. 26 quốc gia thành viên WIPO cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng đầu sách được xuất bản năm 2020 và 2021, trong đó Pháp và Brazil là những thị trường phát triển nhanh nhất với tỷ lệ 12,5% và 10% tương ứng.

Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế cũng đóng góp vào quá trình ra mắt báo cáo trên và Chủ tịch Hiệp hội Sheikha Bodour Al Qasimi đã chia sẻ rằng bản báo cáo này đang vạch ra con đường phía trước cho ngành xuất bản sau đại dịch.

Theo bà Sheikha, quá trình hồi phục không hề suôn sẻ. "Đã có nhiều tác động và sự phục hồi thị trường không đồng đều. Các nước phát triển như Pháp, Đức và Mỹ đã trải qua sự suy giảm doanh thu đáng kể trong làn sóng đại dịch ban đầu nhưng có đà phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên, các thị trường xuất bản kém phát triển hơn vẫn đang bị ảnh hưởng cho đến ngày nay".

Thúc đẩy hơn nữa chuyển đổi số

Bà Sheikha nói: “Mặc dù đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các nhà xuất bản phát triển sách số nhưng không phải tất cả họ đều thực hiện quá trình chuyển đổi này một cách suôn sẻ. Nhiều nhà xuất bản, đặc biệt là các nhà xuất bản nhỏ hơn đến từ các thị trường mới nổi, đang phụ thuộc nhiều vào các khách hàng lẻ, các kênh bán hàng lẻ và thị trường sách trực tiếp. Họ đã gặp vấn đề với chuỗi cung ứng của mình và vì vậy, đối với họ, chuyển đổi số là một thách thức lớn”.

Cùng xu hướng số hóa, Porter Anderson, biên tập viên tạp chí Publishing Perspectives, cũng bày tỏ sự vui mừng khi báo cáo ghi nhận sách nói đang thu hút nhiều độc giả nam giới.

Ông Porter nói: “Một trong những nỗ lực đấu tranh lớn của ngành xuất bản là khiến các chàng trai đọc nhiều sách như phụ nữ. Với sách nói, họ đang nghe nhiều hơn vì họ có thể làm những việc khác cùng lúc. Chúng ta đã đạt được lợi nhuận thực sự với khía cạnh này vì mọi người vẫn đang đón nhận sách nói và tiếp tục lắng nghe”.

Thị trường xuất bản thế giới nhìn từ hội sách Frankfurt

TS Nguyễn Mạnh Hùng - người sáng lập kiêm Chủ tịch Thái Hà Book - có bài viết về thị trường xuất bản khi ông tham gia hội sách lớn nhất thế giới.

Tổng thống Đức, Vua Tây Ban Nha tham dự hội sách Frankfurt

Hội sách Frankfurt đã chính thức khai mạc ngày 19/10 với sự hiện diện của Vua Tây Ban Nha Felipe VI và Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm