“Mọi năm cứ mưa là thấy não nề, nhưng mùa mưa năm nay, tôi vừa có cơ hội lao động, kiếm khá, vừa giúp khách hàng và hàng quán đều vui”, tài xế công nghệ Minh Đức chia sẻ.
Shipper công nghệ - không còn là nghề may nhờ, rủi chịu
Ngày đăng ký chạy xe ôm công nghệ, anh Minh Đức không có bất kỳ khái niệm gì về “kinh tế chia sẻ”, “siêu ứng dụng” hay “kinh tế số”. Thời điểm vào nghề hai năm trước, công việc này với anh đơn giản là một nguồn thu nhập phụ, không mấy thú vị hay mới mẻ. Sự khác biệt chỉ nằm ở điểm anh nhận chở khách, đi mua hộ thức ăn qua ứng dụng, thay cho tiếng í ới bên đường hay cái vẫy tay lọt thỏm giữa trên đường.
“Tôi không chọn nghề, mà nghề chọn tôi. Hồi đầu, tôi nghĩ chạy Grab cũng như làm đồng ở quê, tức là cậy ông trời. Hôm nào nắng ráo sẽ khách nhiều, mưa chắc nghỉ chứ ai gọi đi xe hai bánh hay mua đồ ăn, nhưng sự thật lại khác”, anh Minh Đức nói mùa mưa năm nay nhận cuốc đồ ăn không ngớt.
Cách đây một năm, từ nghề tay trái, chạy Grab với anh đã trở thành việc chính. Hồi quyết định chuyển Grab từ “tay trái” sang “tay phải”, anh cũng đắn đo tự hỏi mấy tháng mưa sẽ làm ăn sao. Tuy nhiên, với thời tiết gần đây, giao đồ ăn là nguồn thu lớn với anh. Nhiều tài xế khác cũng công nhận điều đó.
Giao hàng trời mưa vất vả nhưng không thiếu niềm vui. |
“Giao đồ ăn mùa này kiếm cũng khá. Ngoài doanh thu và thưởng, khách cũng hay tip thêm vì thấy mình vất vả. ‘Khá’ ở đây còn là niềm vui nữa, không vui sao gắn bó nổi, nhất là mưa gió lạnh lẽo thế này”, Hoàng chạy GrabFood được một năm, cho biết.
Chàng trai 25 tuổi nói rằng, niềm vui của anh là mãn nguyện khi giúp được nhiều người. “Đón áo xanh chúng tôi là chủ quán mừng lắm, mưa mà, khách vắng teo. Rồi thấy mình mang đồ ăn còn nóng tận nhà, khách người ta bỏ tiền mua nhưng cũng biết ơn nhiều. Vui là vậy đó”, Hoàng nói.
Nghịch lý thời 4.0: Mưa càng lạnh, đời càng “ấm”
Điều Hoàng mô tả chính là lợi ích đa bên mà hệ sinh thái của Grab mang lại. Ở đó, giải pháp công nghệ giúp thoả mãn nhu cầu cho tất cả thành viên. Người dùng mua thức ăn tiện lợi. Hàng quán tăng doanh thu. Tài xế thêm thu nhập. Vào những ngày mưa, lợi ích đa bên của hệ sinh thái Grab càng rõ. Ở đó, bức tranh tươi sáng của ngành F&B được thắp lên bởi những dịch vụ giao thức ăn như GrabFood.
Thực tế, thời tiết và khoảng cách địa lý là thách thức cơ bản trong kinh doanh dịch vụ ăn uống truyền thống. Tuy nhiên, dịch vụ gọi đồ ăn đã giải quyết khá triệt để hai khó khăn này. Thậm chí, theo thống kê của GrabFood, phần lớn hàng quán tăng doanh thu 2-3 lần sau khi “lên app” và ngày càng chuyên nghiệp hơn trong chuỗi cung ứng dịch vụ F&B.
Giúp các hàng quán “chống ế” là niềm vui nho nhỏ của tài xế GrabFood. |
Người hưởng lợi thứ hai khi trời mưa là thực khách. Thời tiết khiến họ ngại ra ngoài nên việc gọi đồ ăn qua ứng dụng là giải pháp lý tưởng, thay vì “pha chế” những gì còn lại trong tủ lạnh, hay lấp đầy bao tử bằng mì gói.
Người hưởng lợi còn lại trong mối quan hệ ba bên mà GrabFood tạo ra chính là những tài xế như Minh Đức, Hoàng. Theo Grab, thu nhập trung bình hàng tháng của tài xế GrabBike tăng khoảng 26% nhờ GrabFood và GrabExpress. Do đó, chạy hai dịch vụ này rất quan trọng đối với tài xế. Lúc trời mưa, khi khách đi xe hai bánh thưa vắng, giao đồ ăn lại càng trở nên cần thiết hơn.
Bên cạnh “chống ế” cho hàng quán, dịch vụ giao nhận đồ ăn còn “chống đói” cho khách hàng. |
“Nhiều người ngại order ngày mưa vì nghĩ tài xế vất vả. Tuy nhiên, đã ra đường giờ đó thì chúng tôi chẳng phiền. Tôi chỉ mong khách đừng bỏ bữa vì điều này tốt cho họ lẫn chúng tôi”, Hoàng nói.
Thực tế, việc đặt món qua app mùa mưa giúp vô số tài xế có thêm thu nhập. Ngoài ra, tài xế cũng thường được tip thêm khi giao thức ăn trong điều kiện này. Tương tự Hoàng, nhiều anh em bày tỏ sự xúc động khi khách hàng biết ơn, đồng thời cảm nhận được công sức bản thân được trân trọng.
Đặt món qua app mùa mưa hỗ trợ các tài xế về mặt tài chính. |
Ngày nay, công nghệ không chỉ mang đến sự tiện lợi mà còn phân công vai trò "việc ai nấy làm và làm thật tốt". Sự kết nối của công nghệ đã nâng cao chất lượng cuộc sống của vô số người, cải thiện thu nhập của người lao động và các hàng quán, đặc biệt trong hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi. Vì thế, công nghệ cho cộng đồng cũng trở thành giá trị cốt lõi của các doanh nghiệp, điển hình như GrabFood.