Cách đây khoảng 10-15 năm, Việt Nam chỉ nhận gia công phần mềm cho các “ông lớn” trong ngành CNTT. Các chuyên viên về phát triển phần mềm (software developer) thực sự không biết mục đích sử dụng sản phẩm họ đang thực hiện là gì và đối tượng khách hàng là ai, nên không mang lại nhiều giá trị cho ngành này.
Tuy nhiên, đó lại là nền tảng để ngành CNTT của Việt Nam không ngừng vươn lên mạnh mẽ và trở thành trung tâm công nghệ của khu vực, với tự động hóa (automation), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning)… ngày càng phổ biến.
Ngành CNTT của Việt Nam không ngừng vươn lên. |
Nhờ những chính sách mới giúp thu hút doanh nghiệp CNTT của chính phủ Việt Nam, các công ty start-up từ Mỹ, Australia, châu Âu và một số nước láng giềng như Singapore đã “đổ bộ” vào Việt Nam để thành lập các trung tâm phát triển phần mềm. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư phần mềm, chuyên gia phát triển phần mềm, kỹ sư bảo trì... cũng tăng mạnh. Các công ty này đánh giá cao nguồn nhân lực Việt Nam trong mảng phát triển phần mềm do tinh thần làm việc chăm chỉ, linh hoạt và thích ứng được với môi trường thay đổi nhanh chóng của ngành này.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ cao nhất hầu hết là từ các công ty start-up trong các mảng thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech), giải pháp thanh toán (payment solution), nền tảng cho vay trực tuyến( online lending platform), blockchain… Ngoài ra, các mảng khác về công nghệ như sản phẩm công nghệ sáng tạo, hoặc công ty phát triển sản phẩm trong lĩnh vực giải trí (gaming), truyền thông quảng cáo (advertising media) cũng cần nhân lực chất lượng cao. Vấn đề mà các công ty, tập đoàn công nghệ này đang gặp phải là sự khan hiếm nguồn nhân lực công nghệ cho các vị trí cấp cao.
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ cao nhất hầu hết là từ các công ty start-up trong các mảng thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech), giải pháp thanh toán (payment solution), nền tảng cho vay trực tuyến( online lending platform), blockchain… |
Nhu cầu tuyển dụng các vị trí cấp cao về mảng công nghệ như chuyên gia dữ liệu (Data scientist), chuyên gia phát triển giao diện và trải nghiệm người dùng (UX/UI developers) tại các công ty start-up ngày càng cao. Sự thiếu hụt nhân tài cho các vị trí này đã khiến các công ty mở rộng việc tìm kiếm đến chuyên gia IT người Việt ở nước ngoài hoặc người nước ngoài.
Đỗ Thu, chuyên viên tư vấn tuyển dung nhân sự cấp cao trong lĩnh vực IT của công ty tuyển dụng Robert Walters, chia sẻ: “Thật ra số lượng người giỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong nước đang ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của họ là kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và khả năng hội nhập với môi trường làm việc chuyên nghiệp”.
Đỗ Thu, chuyên viên tư vấn tuyển dung nhân sự cấp cao trong lĩnh vực IT của công ty tuyển dụng Robert Walters. |
Cũng theo Thu, khoảng 15-20% người Việt ở nước ngoài quan tâm đến việc quay trở về quê hương làm việc. Lý do lớn nhất để họ quay trở về là mong muốn khám phá thị trường phát triển phần mềm ở Việt Nam, bởi đây là một thị trường nhiều tiềm năng, có nhiều lĩnh vực để tìm hiểu và học hỏi. Hơn nữa, do nhu cầu tìm kiếm nhân sự trong lĩnh vực công nghệ rất cao, các ứng viên người Việt với đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết sẽ tìm được công việc mới với mức lương tương đương khi họ làm việc tại các nước phát triển.
Tại TP. HCM, những công ty hàng đầu về công nghệ sẵn sàng trả một mức lương cạnh tranh để chiêu mộ nhân tài. Chẳng hạn, vị trí lập trình viên cấp cao (senior developer) với khoảng 10-15 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương dao động 2.500 đến 4.000 USD một tháng (tương đương 60-90 triệu đồng). Các chuyên gia có hơn 15 năm kinh nghiệm với đầy đủ các kỹ năng theo yêu cầu có thể kỳ vọng mức lương gần một trăm triệu mỗi tháng.
Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng cơn khát nhân lực đang tao nên một thị trường CNTT sôi động đầy tiềm năng và cũng không kém phần cạnh tranh. Việt Nam chắc chắn đang mở ra rất nhiều cơ hội hấp dẫn chào đón những nhân tài xa xứ trở về.
Nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng sôi động của thị trường Việt, Robert Walters đã mở chiến dịch “Come home phở good” dành riêng cho thị trường Việt Nam, nhằm thu hút các nhân tài người Việt đang sống và làm việc ở nước ngoài quay trở về làm việc cho các tập đoàn tại Việt Nam.