Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng 'trục lợi'... dân khóc vì thu phí rút tiền ATM

 Dù thu lợi lớn từ đầu tư ATM nhưng các ngân hàng vẫn được thu thêm khoản phí rút tiền nội mạng trong khi người dân "méo mặt".

Ngân hàng 'trục lợi'... dân khóc vì thu phí rút tiền ATM

 Dù thu lợi lớn từ đầu tư ATM nhưng các ngân hàng vẫn được thu thêm khoản phí rút tiền nội mạng trong khi người dân "méo mặt".

Kẻ khóc... người cười

Lý do chính mà các ngân hàng đưa ra đề xuất thu thêm khoản phí rút tiền nội mạng và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thu từ 1/3/2013 là do đang lỗ lớn từ đầu tư ATM. Tuy nhiên, theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hiệp hội thẻ Việt Nam công bố vào tháng 9 vừa qua thì lý do này hoàn toàn vô căn cứ bởi thực tế, đầu tư cho ATM không hề lỗ, thậm chí còn lãi khủng.

Tính đến cuối tháng 6, toàn hệ thống ATM các ngân hàng có khoảng 37,7 triệu tài khoản thanh toán cá nhân bằng thẻ với tổng số tiền để trong thẻ gần 70.000 tỷ đồng. Số tiền này lại chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2% một năm thấp hơn nhiều lần so với con số 9% lãi suất mà các ngân hàng đang huy động. Như vậy, mỗi năm chủ tài khoản thẻ đã chịu thiệt một số tiền khổng lồ, lên đến 4.900 tỷ đồng mà chính các ngân hàng phát hành thẻ được hưởng lợi. Tính bình quân, một năm, mỗi cây ATM cho ngân hàng thu lợi tới 350 triệu đồng.

Ngoài ra, chủ thẻ ATM còn thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán, với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng, thu về cho các ngân hàng khoản phí không nhỏ từ các giao dịch liên mạng. 

Như vậy, kể từ 1/1/2013 này, hệ thống ngân hàng lại tiếp tục thu thêm số tiền “khổng lồ” từ khoản phí rút tiền nội mạng trong khi người dân méo mặt bởi cộng thêm khoản phí này, tính đến thời điểm hiện tại, họ phải chịu hàng chục loại phí đè đầu.

Chị Nguyễn Thị Mai, công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội cho hay, thực tế chị chỉ thích tiền mặt chứ mấy khi sử dụng đến thẻ, nhưng công ty lại chỉ trả lương qua ATM nên thẻ của chị hầu như chỉ để rút tiền lương. “Lương công nhân chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng mà hiện tôi cứ bị trừ đủ loại phí vì dùng thẻ, từ phí thường niên, phí quản lý tài khoản, vấn tin tài khoản, in sao kê…bây giờ lại thêm cái khoản phí rút tiền thì xót xa thật. Kiểu này nếu có lương là phải rút hết một lần chứ không giữ lại tiền trong tài khoản để tiết kiệm nữa”, chị Mai than.

Còn Nguyễn Thúy Quỳnh, sinh viên năm ĐH Thủy Lợi đang sử dụng thẻ ATM của Agribank cũng than trời khoản phí rút tiền nội mạng: “Mỗi tháng mẹ em gửi xuống hơn 2 triệu đồng mà em phải rút làm nhiều lần, tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, mỗi lần chỉ dám rút 100.000 đồng- 200.000 đồng, cùng lắm là 500.000 đồng. Nếu thu phí rút tiền nội mạng thì tính ra hàng tháng, bọn em đã mất tới vài chục nghìn đồng tiền phí các loại. Chưa kể nếu tài khoản còn 100.000 đồng thì không rút được bởi phải giữ lại tối thiểu 50.000 đồng trong thẻ”.

 Ngân hàng thu thêm số tiền "khủng" từ phí nội mạng trong khi người dânthan trời vì chất lượng dịch vụ ATM kém. Ảnh chụp công nhân xếp hàng chờ rút tiền tại cây ATM.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ ATM kiểu “nửa vởi” hiện nay của các ngân hàng cũng khiến người dân bức xúc. “Dịch vụ đã kém, người dân phải xếp hàng để rút tiền, máy nghẽn, lỗi liên miên lại còn đòi thu thêm tiền dịch vụ, tôi thấy như vậy thật làm khổ người dân trong bối cảnh khó khăn, giá cả leo thang như hiện nay”, anh Đỗ Mạnh Hùng, nhân viên một công ty cơ điện ở Đê La Thành, Hà Nội nói.

Không nên lợi dụng thu phí nội mạng để kinh doanh

Trao đổi với PV, ông Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, việc thu phí  rút tiền ATM nội mạng là hợp lý bởi ngân hàng vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định vào đầu tư, hoạt động máy móc, trang thiết bị của ATM. Tuy nhiên, theo ông Long, các ngân hàng phải tính toán làm sao để mức phí thu về là vừa đủ, không nên thông qua việc thu phí nội mạng để kinh doanh thu lãi.

“Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích người dân dùng thẻ, các ngân hàng cũng muốn khách hàng sử dụng thẻ ATM nên phải làm sao để  người dân thấy có lợi cho mình họ mới tiếp tục sử dụng nếu không họ sẽ lập tức quay lưng. Thực tế, tại nước khác, phần lớn người dân sử dụng thẻ ATM như một phương tiện thanh toán không cần dùng tiền mặt chứ dùng thẻ để rút tiền rất ít. Trong khi đó, ở nước ta, người dân lại sử dụng thẻ ATM vào dịch vụ rút tiền là chủ yếu. Đây chính là một bất cập trong việc sử dụng đúng mục đích của thẻ ATM mà chúng ta cần phải thay đổi”, ông Long nói.

Bên cạnh đó, theo  ông Long, việc thu phí rút tiền nội mạng phải đi kèm với chất lượng phục vụ. “Các ngân hàng thu phí thì phải làm sao cho xứng đáng với chất lượng của dịch vụ ATM, để người dân thấy sử dụng ATM rất tiện lợi chứ không có chuyện thu tiền rồi mà cây ATM vẫn luôn trong tình trạng nghẽn mạng, quá tải, hết tiền, lỗi kỹ thuật…khiến khách hàng cảm thấy bức xúc như hiện nay”, ông Long cho hay.

Theo Kiến Thức

 

Theo Kiến Thức

Bạn có thể quan tâm