Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng Nhà nước nói gì về thu phí ATM nội mạng?

Công bố khoản lỗ từ việc vận hành ATM năm 2012 đã lên tới 2.000 tỷ đồng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thu phí rút tiền nội mạng là hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về thu phí ATM nội mạng?

Công bố khoản lỗ từ việc vận hành ATM năm 2012 đã lên tới 2.000 tỷ đồng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, thu phí rút tiền nội mạng là hợp lý.

Ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, đặc biệt là các đơn vị lớn thường thu không đủ bù chi. Tại Việt Nam, giao dịch rút tiền thường lớn lên tới trên 1 triệu lượt/ngày, thời gian tiền được duy trì trong tài khoản ngắn nên chi phí cho tiếp quỹ, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế vật tư... cho ATM là lớn. “Nhìn chung, việc đầu tư, duy trì mạng lưới ATM là hoạt động rất tốn kém. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tổng chi phí liên quan đến đầu tư, vận hành hệ thống ATM năm 2012 là gần 3.700 tỷ đồng còn phần tổng thu chỉ xấp xỉ 1.700 tỷ đồng, số còn lại 2.000 tỷ là chênh lệch thu chi chưa cân đối được”, ông nói. Do đó, nếu kéo dài thêm tình trạng này có thể khiến cho ngân hàng không có động lực để đầu tư mở rộng và duy trì mạng lưới ATM hay nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ.

 

 Ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động đầu tư, vận hành ATM năm 2012 đã là 3.700 tỷ đồng, trong đó số thu về chỉ 1.700 tỷ, còn lại ngân hàng bị"lỗ" 2.000 tỷ.

Đại diện vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, dự thảo Thông tư quy định về thu phí ATM trong đó có rút tiền mặt nội mạng là phù hợp với khuôn khổ pháp luật hiện hành. Mặt khác, các ngân hàng khi thu phí cũng phải đi kèm với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Yếu tố này được dự thảo nói trên quy định rõ, chẳng hạn như yêu cầu phải tuân thủ quy định về trang bị, vận hành, đảm bảo an toàn hoạt động ATM, xử lý thắc mắc, khiếu nại, sự cố kỹ thuật kịp thời, hoàn trả nếu giao dịch lỗi và bồi thường thiệt hại cho chủ thẻ nếu do lỗi của ngân hàng.

Tại Việt Nam, vào một số ngày lễ, dịp Tết, ATM còn trục trặc do khối lượng người giao dịch lớn nên việc thu phí rút tiền nội mạng có thể hỗ trợ các ngân hàng đầu tư, phát triển hệ thống, nâng cao dịch vụ ATM. Phí rút tiền nội mạng, nếu thu được, cũng chỉ hướng tới việc bù đắp, thu hồi một phần chi phí giao dịch, giúp ngân hàng phần nào cân đối chi phí bỏ ra và còn định hướng hành vi, thói quen sử dụng thanh toán tiền mặt sang chi tiêu qua thẻ theo chủ trương của Nhà nước, đại diện Ngân hàng Nhà nước nói thêm.

Tính đến cuối tháng 6, phần lợi ích chủ yếu từ kinh doanh thẻ nội địa của các ngân hàng là số dư tiền gửi không kỳ hạn trên thẻ ngân ATM là 40.000 tỷ đồng. Tuy vậy, phép tính lấy tổng số dư tài khoản thẻ nhân với chênh lệch lãi có kỳ hạn và không kỳ hạn (khoảng 6%), theo ông, là chưa chính xác, vì hai lý do: Thứ nhất, vì là dòng tiền động nên các ngân hàng phải dự phòng một nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng vốn dĩ không theo quy luật. Mặt khác, phân bổ lợi nhuận từ việc duy trì số dư 40.000 tỷ trong máy ATM cho hoạt động kinh doanh thẻ, theo Vụ trưởng vụ Thanh toán, là chưa tính đến các yếu tố bổ trợ khác của ngân hàng đầu tư vào để có được số dư nói trên.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư về thu phí ATM nội mạng theo hướng tăng dần đều từ nay tới 2015, mỗi năm tăng 1.000 đồng, bắt đầu từ 1.000 đồng/giao dịch vào năm 2013. Nội dung dự thảo này nhận được phản ứng từ phía dư luận. Nhiều người cho rằng, việc để trong tài khoản ATM/ghi nợ một số tiền lớn (thường là tiền lương) và hưởng lãi suất không kỳ hạn (2%/năm) đã tạo cho ngân hàng một khoản lợi nhuận lớn (vì lẽ ra với số tiền này nếu đem gửi kỳ hạn ngắn lãi suất cũng có thể 8-9%/năm). Theo thống kê, số tiền nằm “chết” trong ATM lên tới 40.000 tỷ đồng, hưởng lãi suất không kỳ hạn có thể đem lại khoản lợi “khủng” cho các nhà băng.

Hiện, phí rút tiền mặt ngoại mạng tại máy ATM phổ biến 3.300 đồng/giao dịch, các loại khác 1.650 đồng/lần.

Lan Anh

Theo Infonet

 

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm