Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng tìm cách 'cứu' lợi nhuận

20 ngày nữa, các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mới, đồng nghĩa với 3 trường hợp có thể xảy ra: nợ xấu tăng, lợi nhuận lao dốc, uy tín giảm.

Ngân hàng tìm cách 'cứu' lợi nhuận

20 ngày nữa, các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mới, đồng nghĩa với 3 trường hợp có thể xảy ra: nợ xấu tăng, lợi nhuận lao dốc, uy tín giảm.

Đây cũng là lý do, các ngân hàng đều kêu khó và kiến nghị hoãn thời hạn thi hành thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Ông Trần Lục Lang, Phó tổng giám đốc BIDV cho biết, khi quy định về phân loại nợ được thực thi, chính các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong định giá tài sản, phải tốn thêm chi phí.

Phó tổng giám đốc Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng thì kiến nghị nên lùi thời hạn thi hành thông tư 02 sang năm 2014, dù thực thi, văn bản này sẽ có chuẩn mực và tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế. Ông nói, đã tiếp xúc với doanh nghiệp và thấy nhiều bức xúc khi khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ xấu, khách hàng khác buộc phải dừng lại, không vay được vốn, sẽ gặp khó khăn. Về phía ngân hàng, nếu việc trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện như văn bản nói trên, hầu hết đều tăng nợ xấu, chi phí dự phòng. Do đó, việc hoãn thời gian thực hiện, theo ông, là một bước để ngân hàng và doanh nghiệp có sự điều chỉnh.

 

 Việc thực thi thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước đúng thời hạn có thể khiến cho nợ xấu ngân hàng tăng lên nhanh chóng, lợi nhuận lao dốc trong năm 2013.

“Nếu không gia hạn thông tư 02 thì nhiều nông dân ra đứng đường, vì khách hàng vay vốn tại ngân hàng chúng tôi 40% là nông dân”, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nhận định. Ông nói, cần đánh giá thêm quy định gia hạn lần đầu không được đã chuyển nhóm nợ sang nợ xấu với lý do văn hóa thanh toán của Việt Nam, việc chậm trễ là bình thường. “Nhiều doanh nghiệp khỏe, chậm trả nợ một chút mà đã liệt vào nhóm nợ xấu và ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro thì khoảng cách ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng xa hơn”, ông nói.

Gia hạn = "nhắm một mắt" mà đi xuống hố!

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không nên hoãn thời hạn thực hiện thông tư 02 vì bất cứ lý do nào. Ông nói, văn bản này là một cuộc cách mạng trong ngành ngân hàng, vì việc phân loại nợ sẽ bao gồm cả những vấn đề khác như cơ cấu nợ chuẩn, dưới chuẩn, quá hạn, nghi ngờ. Nếu thông tư 02 thực hiện, nhiều doanh nghiệp sẽ không vay được vốn, gặp khó và chết lâm sàng, còn về phía ngân hàng, nợ xấu sẽ tăng lên do sự chuyển biến về chính sách. Thiệt hại cho doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra.

“Nhưng nếu hoãn thời gian thực hiện, cho rằng nợ xấu trong vòng kiểm soát, thì sẽ xuất hiện ảo tưởng về ngành ngân hàng lành mạnh, tín dụng tốt, đồng thời việc thành lập công ty xử lý nợ xấu (VAMC) trở nên vô nghĩa. Cái giá phải trả lớn sẽ đổi lại được vấn đề lớn hơn là lành mạnh nền kinh tế”, chuyên gia nói trên bày tỏ. Bên cạnh đó, theo quan điểm của ông, việc hoãn thực thi việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng Nhà nước - biểu tượng của quốc gia, khiến cho việc hội nhập quốc tế càng khó khăn hơn.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm ủng hộ thông tư 02 và cho biết, muốn cơ cấu ngành ngân hàng cần phải đánh giá, muốn hay không phải phấn đấu theo hướng an toàn, bền vững và có chất lượng cao, rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới. Dù vậy, ông lo ngại, trong tình hình hiện nay, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, nếu phân loại nợ thẳng thừng thì tốc độ tăng nợ xấu sẽ nhanh, càng có nhiều đơn vị không vay được vốn.

“Cần phải có chứng nhận bệnh để tìm cách chữa, nếu cho chứng chỉ đã khỏe rồi, nuôi thêm thì đằng nào cũng chết. Việc hoãn nợ chỉ là kế hoãn binh để giải quyết nợ xấu”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu thẳng thắn bình luận. Ông nói, thà rằng nên quy định trích lập dự phòng rủi ro, phân loại nợ cho chính xác để các ngân hàng bắt tay xây dựng, còn hơn “nhắm một mắt” đi theo con đường tưởng là tốt nhất song kỳ thực đang rơi vào hố.

Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, phương án và mức trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/6 sắp tới.

Theo văn bản này, ít nhất 3 tháng một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên, các ngân hàng phải tự thực hiện phân loại nợ, gửi cho CIC (trung tâm thông tin tín dụng). Trong vòng 3 ngày sau khi nhận kết quả từ các ngân hàng, CIC có nhiệm vụ tổng hợp danh sách khách hàng có nợ liệt vào nhóm 3, 4, 5 (dưới chuẩn/nghi ngờ/có khả năng mất vốn). Muộn nhất 5 ngày kể từ khi CIC tổng hợp thông tin khách hàng, các nhà băng phải trích lập dự phòng rủi ro.

Các tiêu chí phân loại, chuyển nhóm nợ với khách đi vay, xác định giá trị tài sản đảm bảo cũng khắt khe hơn trước. Tỷ lệ khấu trừ tối đa của tài sản đảm bảo với VDN là 100%, vàng miếng SJC 95%, cổ phiếu ngân hàng niêm yết 70%, cổ phiếu doanh nghiệp 65%, cổ phiếu chưa niêm yết của ngân hàng là 50%, của doanh nghiệp 30%, bất động sản 50%, vàng miếng khác 30%.... 

Lan Anh

Theo Infonet

Lan Anh

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm