Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm 2 lần sau nửa tháng

Tính từ đầu tháng 5, VPBank đã 2 lần liên tiếp giảm lãi suất huy động với các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân, mỗi đợt giảm chỉ cách nhau một tuần.

VPBank, NCB, VietBank và Eximbank là những ngân hàng đã 2 lần giảm lãi suất huy động chỉ trong tháng 5. Ảnh: Việt Linh.

Ngày 19/5, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố thông tin tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân thêm 0,2 điểm % tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Đây đã là lần giảm lãi suất tiết kiệm thứ 2 liên tiếp của nhà băng này, tính từ đầu tháng 5 đến nay.

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm VPBank niêm yết với các kỳ hạn 6-7 tháng và 10-13 tháng hiện nay cùng là 7,8%/năm, giảm 0,2 điểm % so với mức 8%/năm được áp dụng trước đó.

Đáng chú ý, mức lãi suất này cũng chỉ được áp dụng cho khách hàng có tiền gửi online từ 10 tỷ đồng trở lên. Đối với những khách hàng có tiền gửi dưới 10 tỷ đồng, mức lãi suất được hưởng sẽ thấp hơn 0,1 điểm %, tức 7,7%/năm.

Cũng ở hình thức gửi tiền online, VPBank đã giảm tiếp 0,2 điểm % lãi suất cho kỳ hạn 36 tháng, từ 7,2%/năm xuống còn 7%/năm.

Nhà băng này hiện giữ nguyên lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn 1-5 tháng ở mức 5,5%/năm, kịch trần Ngân hàng Nhà nước cho phép; kỳ hạn 8-9 tháng hưởng lãi suất 8%/năm - cũng là mức cao nhất VPBank chịu chi trả cho khách hàng cá nhân.

Trước đó một tuần, VPBank cũng đã hạ 0,2 điểm % lãi suất ở một loạt kỳ hạn gửi 12 tháng trở lên.

Hiện nhà băng này vẫn giữ lãi suất kỳ hạn 15-24 tháng ở mức 7%/năm với khách hàng cá nhân có tiền gửi trên 10 tỷ đồng và 6,9%/năm với khách hàng có tiền gửi dưới 10 tỷ đồng.

Đối với hình thức gửi tại quầy, VPBank niêm yết lãi suất thấp hơn 0,2 điểm % so với hình thức gửi online, áp dụng ở tất cả kỳ hạn.

VPBank anh 1

Biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất của VPBank áp dụng từ ngày 19/5. Ảnh: VPB.

Trong liên tiếp những ngày gần đây, số lượng ngân hàng giảm lãi suất huy động ngày một tăng lên. Ngày 18/5 vừa qua, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) cũng thông báo hạ 0,2 điểm % lãi suất tiết kiệm tiền gửi dưới hình thức online ở kỳ hạn 6-9 tháng; 10-13 tháng; 15-18 tháng lần lượt còn 8,2%/năm; 8,25%/năm và 8,15%/năm.

Trong bối cảnh một số nhà băng điều chỉnh giảm lãi suất nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn, mới đây, Sacombank và Techcombank cũng đã có lần đầu tiên gia nhập làn sóng này.

Cụ thể, Sacombank giảm lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6-8 tháng từ 7,5%/năm xuống còn 7,2%/năm; kỳ hạn 9-11 tháng giảm từ 7,6%/năm xuống 7,2%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2 điểm, còn 7,6%/năm.

Trước đó, lãi suất các kỳ hạn 15-18 tháng được nhà băng này niêm yết ở mức 8%/năm, nay cũng đã giảm lần lượt còn 7,7%/năm và 7,8%/năm.

Trong khi đó, Techcombank hạ lãi suất tiết kiệm đồng đều 0,2 điểm % áp dụng với toàn bộ khoản tiền gửi trên 5 tháng của khách hàng cá nhân.

Với tiền gửi tiết kiệm mở mới dưới 1 tỷ đồng, lãi suất nhà băng này đưa ra hiện này là 7,1%/năm cho tất cả kỳ hạn 6 tháng trở lên.

Trường hợp gửi từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng, lãi suất khách hàng được thụ hưởng là 7,2%/năm; tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên có lãi suất 7,3%/năm.

Trước đó, các ngân hàng quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV cũng giảm lãi suất 0,2 điểm % ở các kỳ hạn 1-5 tháng. Riêng Agribank còn giảm lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống còn 7%/năm, cũng là mức lãi suất thấp nhất hiện nay ở kỳ hạn này.

Ngoài nhóm nhà băng Big 4 kể trên, tính từ đầu tháng 5, làn sóng giảm lãi suất huy động đã có sự tham gia của một loạt ngân hàng tư nhân như HDBank, OCB, Eximbank, MSB, VPBank, TPBank, KienlongBank, NamABank, NCB, Saigonbank, PVCombank, VietBank, OceanBank, Sacombank, Techcombank, BacABank...

Trong đó, một số ngân hàng đã giảm lãi suất tới 2 lần chỉ trong vòng nửa tháng qua như NCB, VietBank, Eximbank và VPBank.

Loạt ngân hàng tư nhân lãi nhất quý I

Trong khi VPBank suy giảm mạnh kết quả lợi nhuận quý đầu năm, MBBank, Techcombank và ACB là những nhà băng tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống.

Đối tác Nhật Bản sắp nhận hơn nghìn tỷ khi vừa đầu tư vào VPBank

Với kế hoạch chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% sau khi hoàn tất các đợt phát hành cổ phiếu của VPBank, SMBC sẽ nhận về gần 1.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ ngân hàng này.


Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thiên An

Bạn có thể quan tâm