Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngân hàng đầu tiên báo lỗ trong quý IV/2020

Hầu hết hoạt động kinh doanh đều sụt giảm so với cùng kỳ, đặc biệt thu nhập lãi thuần giảm 30% là nguyên nhân chính khiến Saigonbank lỗ ròng trong quý kinh doanh cuối năm 2020.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank (SGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với khoản lỗ trước thuế hơn 56 tỷ đồng. Đây cũng là nhà băng đầu tiên ghi nhận thua lỗ trong quý kinh doanh cuối cùng của năm tài chính 2020.

Theo báo cáo quý IV, hầu hết mảng kinh doanh của nhà băng đều đi xuống so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, thu nhập lãi thuần trong quý giảm tới 30%, xuống 144 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến tổng thu nhập hoạt động giảm hai chữ số.

Ngoài ra, Lãi từ dịch vụ giảm 8%; lãi hoạt động khác giảm 27% cũng góp phần khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 26% quý vừa qua, đạt hơn 75 tỷ đồng.

Dù chi phí dự phòng rủi ro trong quý IV/2020 có xu hướng giảm nhưng Saigonbank vẫn phải chi tới 132 tỷ đồng cho chi phí này, khiến tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng báo số âm 56 tỷ đồng, mức này cũng tăng 40% so với số lỗ cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Saigonbank ghi nhận được trong quý IV vừa qua là âm 48 tỷ đồng.

Tính chung cả năm 2020, hầu hết hoạt động chính của ngân hàng này đều giảm 2 chữ số với thu nhâp lãi thuần giảm 19%; lãi thuần hoạt động dịch vụ giảm 15%... Kết quả, nhà băng này chỉ đạt 121 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cả năm 2020, giảm 33% so với năm liền trước. Mức lợi nhuận này cũng chỉ đạt 93% so với kế hoạch 130 tỷ đồng mà lãnh đạo ngân hàng đề ra cả năm.

KẾT QUẢ KINH DOANH GẦN ĐÂY CỦA SAIGONBANK

NhãnQuý I/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/2020IIIIIIV
Lợi nhuận trước thuế/quý tỷ đồng 116-410-697018132-40487752-56

Tính đến cuối năm 2020, Saigonbank ghi nhận tổng tài sản đạt 23.942 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2019 nhưng vẫn thuộc nhóm ngân hàng quy mô nhỏ nhất hệ thống. Các chỉ tiêu tài chính như dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng tại nhà băng này cũng ở mức khiêm tốn, đạt lần lượt hơn 15.400 tỷ (tăng 6,1%) và 18.200 tỷ đồng (tăng 16,3%).

Hiện tổng nợ xấu của Saigonbank ở mức 223 tỷ đồng, giảm 21% so với cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay cũng giảm tương ứng từ 1,94% xuống còn 1,44%.

Kết quả kinh doanh yếu kém cũng tác động trực tiếp đến thị giá cổ phiếu SGB đang giao dịch trên UPCoM. Trong khi hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng thời gian qua thì SGB lại có xu hướng giảm mạnh.

Cụ thể, cổ phiếu nhà băng này niêm yết trên UPCoM từ 15/10/2020 với giá tham chiếu 25.800 đồng/cổ phiếu, tương đương định giá ngân hàng gần 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, cổ phiếu nhà băng này đã giảm sàn và chốt phiên ở mức 15.500 đồng/cổ phiếu.

Đến nay, cổ phiếu SGB vẫn tiếp tục suy yếu, hiện giao dịch ở mức 13.700 đồng, thấp hơn 47% so với giá chào sàn phiên đầu tiên.

Sacombank lãi hơn 3.300 tỷ đồng

Nguyên nhân giúp lợi nhuận của Sacombank vẫn tăng trong năm dịch bệnh vừa qua là nhờ giữ được mức tăng trưởng cho vay tốt và tăng lãi từ hoạt động ngoài tín dụng.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm