Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngăn chặn sách lậu trên môi trường số

Xuất bản sách trên môi trường số đang là xu thế hiện nay; nhưng để kinh doanh sách điện tử, sách nói phát triển hiệu quả thì cần ngăn chặn tình trạng sách lậu trên môi trường số.

Đại diện NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu sách điện tử tại đường sách TP.HCM. Ảnh: Thành ủy TP.HCM.

Tính đến năm 2022, có 19/57 nhà xuất bản được xác nhận xuất bản ấn phẩm điện tử, góp phần đưa số lượng đầu sách điện tử tăng gần 1,5 lần.

Đẩy mạnh thị trường sách trên môi trường số

Theo bà Nguyễn Hoài Anh - Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật - trong năm qua, đơn vị đã đầu tư rất lớn trong xuất bản điện tử, số hoá kho tài liệu sách và đưa lên các thư viện điện tử để phục vụ bạn đọc. Việc xuất bản trên nền tảng điện tử đã tăng lên rất lớn, bước đầu góp phần vào việc tăng doanh thu cho đơn vị. Tuy nhiên, khó khăn đối với nhà xuất bản là truyền thông sách trên mạng xã hội, bởi tính đặc thù của thể loại sách chính trị.

Chong sach lau anh 1

Hiện, nhà xuất bản cũng đang hướng tới đối tượng độc giả trẻ bằng việc giới thiệu sách qua trang Stbook.vn và một số trang điện tử của nhà xuất bản. Bà Hoài Anh cho biết thêm: "Bên cạnh các hình thức sách xuất bản, chúng tôi cũng quan tâm tới việc phát triển sách điện tử, sách nói, sách điện tử đa phương tiện, để cung cấp cho các đối tượng bạn đọc và làm phù hợp hơn với nhu cầu của bạn đọc trẻ, để các bạn có nhiều điều kiện hơn tiếp cận với sách lý luận chính trị”.

Theo ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông - không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, sách nói đang có sự vượt trội trong xuất bản phẩm điện tử.

Tại Việt Nam, có một số đơn vị thực hiện đăng ký, phát hành giúp cho thị trường sách nói phát triển mạnh mẽ như: Voiz FM, Fonos, Waka,… Khi độc giả ngày càng có xu hướng tiếp cận với ấn phẩm điện tử sẽ là cơ sở giúp cho thị trường sách được mở rộng. Đây là xu hướng tất yếu của các đơn vị xuất bản sách trong tương lai.

"Hiện nay thì chúng vẫn thấy quá trình thương mại hoá của nó vẫn chậm, ngoài thị trường sách nói thì những thị trường sách khác gần như đang giậm chân. Thời gian tiếp theo chúng ta phải làm sao lan toả phát triển mạnh mẽ các nền tảng, trong đó đặc biệt làm thế nào các nền tảng đó không chỉ phát huy trên phương diện chuyển đổi số mà tạo ra kinh tế có thật cho các đơn vị", ông Nguyễn Nguyên nói.

Chong sach lau anh 2

Các đầu sách của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật được đưa dưới 2 hình thức là bản giấy và bản điện tử.

Cần biện pháp ngăn sách lậu

Còn bà Ngô Kim Thuỷ - Giám đốc kinh doanh Công ty bán lẻ Phương Nam - cho biết đơn vị tiếp cận độc giả rất nhiều hình thức, song xuất bản phẩm điện tử mới chỉ chiếm 30% đầu sách hiện có. Bởi các ấn bản điện tử, sách nói doanh thu rất thấp, tốn nhiều chi phí, chưa kể còn có tình trạng làm sách lậu, sao chép các nội dung không bản quyền.

Bà Thuỷ đề xuất: “Mọi người cũng thấy rõ việc chung tay bảo vệ bản quyền, đó vừa là lợi ích của các công ty sách, của chính tác giả và tạo môi trường lành mạnh cho thị trường sách Việt Nam. Chúng tôi cũng cần chế tài mạnh hơn, phạt mạnh hơn những cá nhân, đơn vị làm sách lậu, sách giả, ăn cắp bản quyền để đủ sức răn đe”.

Phát triển thị trường sách trên môi trường số là xu hướng tất yếu. Song để đạt được hiệu quả cao, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng.

Ra mắt đường dây nóng ngăn chặn sách lậu 032 961 0717

Nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống sách lậu, Cục Xuất bản, In và Phát hành cùng Đoàn liên ngành phòng chống in lậu Trung ương đã thiết lập đường dây nóng, nhận các khiếu nại.

Sách lậu lộng hành trên nền tảng số, xuất bản đuối sức

Trách nhiệm của các nền tảng công nghệ trong việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm được thảo luận chi tiết nhằm tạo ra một cơ chế hiệu quả, bảo vệ quyền tác giả trên không gian số.

Vũ Hường/VOV-TP.HCM

Bạn có thể quan tâm