Thế giới
Quân sự
Ngăn biển để phá chiến hạm mắc cạn
- Thứ tư, 18/2/2015 06:17 (GMT+7)
- 06:17 18/2/2015
Nhà thầu Na Uy đắp đê chắn sóng bao quanh một chiến hạm mắc cạn gần bờ biển trong hơn hai thập kỷ để dỡ nó.
|
Warhistory Online đưa tin, một chiến hạm do Nga chế tạo mắc cạn hơn 20 năm gần bờ biển Na Uy, cản trở giao thông đường thủy và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. |
|
Năm 1994, Nga đã bán cho Ấn Độ tuần dương hạm Murmansk lớp Sverdlov. Sau khi thời hạn sử dụng của chiến hạm kết thúc, người ta đưa nó tới Ấn Độ để tháo dỡ.
|
|
Khi tuần dương hạm Murmansk di chuyển qua eo biển gần làng Sørvær của Na Uy, nó mắc cạn.
|
|
Sự hiện diện của chiến hạm có lượng giãn nước toàn tải tới 16.640 tấn ở eo biển khiến giao thông đường thủy qua lại khu vực trở nên khó khăn. |
|
Sự tàn phá của nước biển và thời gian khiến tình trạng con tàu trở nên tồi tệ, có thể gây ô nhiễm môi trường. Năm 2009, chính quyền Na Uy quyết định phá hủy chiến hạm. |
|
Nhà thầu phải đắp đê chắn sóng bao quanh con tàu rồi bơm nước ra ngoài. Sau đó công nhân cùng phương tiện cơ giới sẽ cắt tàu thành từng mảnh nhỏ để chuyển tới nơi khác. |
|
Khu vực xung quanh tàu giống như một đại công trường khổng lồ. Nhà thầu AF Decom mất gần hai năm để phá nó. |
|
Thân tàu, đặc biệt là phần nằm dưới nước, gần như biến dạng hoàn toàn theo thời gian. |
|
Một máy cơ giới chuyên dụng đang những tấm thép mà công nhân cắt ra từ tàu để đưa đến nơi tái chế. |
|
Tại vị trí của tàu, người ta thấy đồng vị phóng xạ Polonium-210, chất cực độc có thể gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Đồng vị này có chu kỳ phân rã khoảng 138 ngày. |
|
Chính phủ Na Uy không tiết lộ kinh phí để phá tàu, nhưng việc tháo dỡ thành công cho thấy khả năng đáng nể của nhà thầu trong lĩnh vực thi công các hạng mục đặc biệt trên biển. |
Murmansk
tuần dương
môi trường
giao thông
Nga
Na Uy
làng
Ấn Độ
bờ biển