Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dàn tuần dương hạm hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ (kỳ 2)

Việc tích hợp chương trình phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia NMD đã nâng sức mạnh tác chiến của tuần dương hạm Ticonderoga lên một tầm cao mới.

USS Normandy (CG-60)
USS-Normandy (CG-60) đặt theo tên cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử nhân loại trong Thế chiến II. CG-60 phục vụ trong Hải quân Mỹ từ ngày 9/12/1989, một năm sau nó được triển khai tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc, Normandy đã phóng 26 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu ở Iraq. CG-60 là chiến hạm đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1945 triển khai chiến đấu ngay chuyến hành trình đầu tiên. Ảnh: Wikipedia
USS Monterey (CG-61)
USS Monterey (CG-61) là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 6. Theo Golobal Security, cuối năm 2004, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã phê duyệt chương trình xây dựng lá chắn tên lửa từ các tàu chiến có trang bị hệ thống chiến chiến đấu Aegis. Tháng 3/2011, CG-61 được triển khai đến Địa Trung Hải như là phần đầu tiên của lá chắn tên lửa ở châu Âu. Ảnh: Navasource
USS Chancellorsville (CG-62)
USS-Chancellorsville (CG-62) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 7. Từ năm 2004, các tuần dương hạm lớp Ticonderoga bắt đầu tiến hành nâng cấp để phù hợp với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hệ thống chiến đấu Aegis được nâng cấp lên tiêu chuẩn Aegis 3.0, nâng cấp radar AN/SPY-1 với bộ vi xử lý mạnh hơn, bám bắt mục tiêu tốt hơn trong môi trường phức tạp, đặc biệt là khả năng nhận biết đầu đạn tên lửa sau khi nó tách khỏi thân tên lửa. Ảnh: Wikipedia
USS Cowpens (CG-63)
USS-Cowpens (CG-63) hoạt động từ ngày 9/3/1991. Một trong những nâng cấp cực kỳ quan trọng về vũ khí trên tuần dương hạm lớp Ticonderoga là việc tích hợp tên lửa đánh chặn siêu hạng RIM-161 SM-3. Tên lửa SM-3 có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo đối phương ở độ cao từ 500-1.500 km, tầm xa từ 700-2.500 km tùy biến thể. Đây là loại tên lửa đánh chặn không có đối thủ tương tự trên thế giới. Ảnh: Navasource
USS Gettysburg (CG-64)
USS-Gettysburg (CG-64) thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 10. Việc xây dựng lá chắn tên lửa từ các tàu Aegis mang lại cho Mỹ khả năng phòng thủ tên lửa linh hoạt trên khắp thế giới. Ảnh: Wikipedia

Dàn tuần dương hạm hùng mạnh nhất thế giới của Mỹ (kỳ 1)

Hải quân Mỹ sở hữu 22 tuần dương hạm Aegis tối tân lớp Ticonderoga với khả năng công thủ toàn diện và phòng thủ tên lửa đạn đạo.

USS Chosin (CG-65)
USS-Chosin (CG-65) hoạt động từ ngày 12/1/1991 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đóng tại Trân Châu Cảng. Ngoài nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa, tuần dương hạm lớp Ticonderoga còn cập nhật các vũ khí mới như tên lửa RIM-174 SM-6 nhằm nâng cao khả năng đối phó với các mục tiêu đường không trong môi trường tác chiến công nghệ cao. Ảnh: Navasource
USS Hué City (CG-66)
USS-Hué City (CG-66) là chiến hạm duy nhất của Mỹ được đặt tên theo thành phố Huế, Việt Nam. CG-66 thuộc Nhóm tác chiến tàu sân bay số 8. Ảnh: Navasource
USS Shiloh (CG-67)
USS-Shiloh (CG-67) hoạt động từ ngày 18/7/1992  thuộc biên chế hạm đội 7 đóng tại Nhật Bản. Trong chiến dịch tấn công Iraq bằng tên lửa hành trình năm 1996, CG-67 đã phóng 6 tên lửa Tomahawk vào các mục tiêu ở Iraq. Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, nó là một trong những chiến hạm đầu tiên phóng tên lửa Tomahawk mở màn cuộc chiến. Ảnh: Wikipedia
USS Anzio (CG-68)
USS-Anzio (CG-68) hoạt động từ ngày 2/5/1992. Ticonderoga là lớp tuần dương hạm độc đáo, nó là một trong những chiến hạm đa năng nhất thế giới hiện nay. Lớp tuần dương hạm này cùng với tàu khu trục lớp Arleigh Burke là hai chiến hạm duy nhất trên thế giới có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh: Navasource
USS-Vicksburg (CG-69)
USS-Vicksburg (CG-69) hoạt động từ ngày 14/11/1992. Với các tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk tầm bắn 2.500 km, tuần dương hạm lớp Ticonderoga có thể tung đòn tấn công tiêu diệt mà đối phương chỉ biết đứng nhìn. Nếu đối phương điều máy bay ra đối phó, nó sẽ phải đối mặt với lưới phòng không cực mạnh lắp trên tàu. Ảnh: Seaforces
USS Lake Erie (CG-70)
USS-Lake Erie (CG-70) hoạt động từ ngày 24/7/1993. CG-70 là những chiếc đầu tiên của lớp Ticonderoga tích hợp chương trình phòng thủ tên lửa Aegis BMD với tên lửa SM-3. Ngày 25/1/2002, CG-70 đã đánh chặn thành một mục tiêu tên lửa đạn đạo giả định bằng tên lửa SM-3 trong chương trình thử nghiệm FM-2. Ngoài nhiệm vụ phòng thủ tên lửa, CG-70 còn có khả năng tiêu diệt vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Ngày 21/2/2008, CG-70 đã phóng 1 tên lửa SM-3 sửa đổi bắn hạ thành công vệ tinh gián điệp USA-193 ở độ cao 257 km. Ảnh: Breakingdefense

Dàn vũ khí không đối thủ của Mỹ

Tàu sân bay Nimitz, máy bay ném bom tàng hình B-2, tên lửa đánh chặn SM-3 là những vũ khí của Mỹ thuộc nhóm "không có đối thủ" cùng loại.

USS-Cape St. George (CG-71)
USS-Cape St. George (CG-71) hoạt động từ ngày 12/6/1993 là những chiếc cuối cùng của lớp tuần dương hạm Ticonderoga. Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, CG-71 đã phóng tên lửa Tomahawk từ Địa Trung Hải vượt qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công Iraq. Một trong các tên lửa Tomahawk gặp sự cố và rơi xuống Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không phát nổ, từ đó Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa qua nước họ. Ảnh: Public.navy
USS Vella Gulf (CG-72)
USS-Vella Gulf (CG-72) hoạt động từ ngày 18/9/1993 là một trong những chiếc mới nhất, tối tân nhất của lớp Ticonderoga. CG-72 được cập nhật những công nghệ mới nhất nhưng công nghệ tính toán kết hợp, liên kết dữ liệu bằng cáp quang tốc độ cao, nâng cấp phần mềm và hệ thống VLS cho phép sử dụng tên lửa RIM-162 ESSM. Ảnh: Public.navy
USS Port Royal (CG-73)
USS-Port Royal (CG-73) chiếc cuối cùng của lớp Ticonderoga hoạt động từ ngày 9/7/1994. CG-73 cùng với CG-70 và CG-67 là 3 chiếc được tích hợp khả năng phòng thủ tên lửa trong chương trình Aegis BMD. Theo Medium trong đề xuất ngân sách năm 2015, Hải quân Mỹ sẽ duy trì hoạt động 11 chiếc tuần dương hạm lớp Ticonderoga trong khi 11 chiếc còn lại sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới. Ảnh: Wikipedia

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm