Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ngắm sát thủ săn ngầm tối tân của Hải quân Mỹ

Trở thành một phần của Hải quân Mỹ trong năm qua, P-8A Poseidon của Boeing sở hữu những năng lực chống tàu ngầm mới nhất và vận tốc bay nhanh hơn so với phiên bản trước đó.

Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ
Ảnh: Hải quân Mỹ

Báo Business Insider đưa tin, ở phía trước máy bay, P-8A được trang bị một hệ thống radar đặc biệt do tập đoàn Raytheon cung cấp. Ở những trạng thái dò tìm nhất định, hệ thống radar này có tầm quan sát 200 hải lý và cung cấp hình ảnh có độ phân giải cực cao. 

Một mức cài đặt tầm quan sát ngắn hơn cũng đã cung cấp đủ độ chính xác để nhắm tới "các mục tiêu nhỏ với thời gian phơi lộ hạn chế dưới biển", theo giấy giới thiệu sản phẩm của Raytheon.

P8-A còn có một chỗ trữ nhiên liệu tiếp tế phục vụ cho các sứ mệnh vượt quá 20 giờ bay thông thường.

Ảnh: Boeing
Ảnh: Boeing

Phần nửa sau của máy bay được thiết kế để cất trữ và phóng các phao tìm tàu ngầm từ trên cao, cho phép các thành viên trong tổ lái 9 người đo sức truyền âm thanh xung quanh các đơn vị dưới nước này. P-8A có thể phát đi hơn 100 trong số những "phao âm" này trong một chuyến bay đơn lẻ. 

"Ở giữa máy bay, một người điều khiển có thể kiểm soát và giám sát bất kỳ một cảm biến nào từ trạm của chúng", đại diện của Boeing cho biết trong một email gửi tới báo Business Insider. Mỗi một trong 5 trạm điều khiển được trang bị 2 màn hình 24 inch độ phân giải cao được thiết kế để làm việc cùng với hệ thống radar của Raytheon.

Không giống như một số phương tiện được làm theo hợp đồng của các nhà sản xuất tư nhân, các đặc điểm quân sự của P-8A được kết hợp thành chuỗi trong quá trình sản xuất và lắp ráp chứ không được trang bị ở giai đoạn hậu sản xuất. Phi cơ này được chế tạo từ khung của Boeing 737-800 với cánh của Boeing 737-900. 

Ảnh: Boeing
Ảnh: Boeing

Hải quân Mỹ đang sở hữu 13 chiếc P-8A, và dự định sẽ mở rộng số lượng lên 117 chiếc.

P-8A không chỉ thực hiện các chuyến bay do thám; ngoài chức năng cơ bản của một tài sản thu thập thông tin tình báo, máy bay còn mang nhiều vũ khí khác nhau như tên lửa hành trình, thủy lôi và thậm chí cả ngư lôi. 

Ngoài P-8A, Boeing còn chế tạo P-8I, một biến thể của Poseidon được thiết kế cho các thị trường bên ngoài nước Mỹ. Hải quân Ấn Độ đã mua 8 chiếc loại này, với hai chiếc cuối cùng sẽ được giao trong năm 2015, để thay thế máy bay Tu-142 của Nga.

5 máy bay quân sự đắt nhất của không quân Mỹ

Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit; phản lực chiến đấu tàng hình F-22 Raptor hay phi cơ vận tải C17A Globemaster III dẫn đầu danh sách máy bay đắt giá của Mỹ.

Những máy bay quân sự đắt giá nhất hành tinh

Những tiến bộ vượt trội về mặt công nghệ trong ngành công nghiệp sản suất máy bay quân sự đã tạo ra những cỗ máy vô cùng hiện đại, nhưng cũng tiêu tốn những khoản tiền khổng lồ để sản xuất và vận hành.

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/209374/ngam-sat-thu-san-ngam-toi-tan-cua-hai-quan-my.html

Theo Thanh Hảo/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm