Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga: Trừng phạt Moscow có thể khiến trạm vũ trụ ISS rơi

Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos hôm 12/3 cảnh báo về khả năng xảy ra sự cố của ISS, đồng thời kêu gọi phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Theo ông Dmitry Rogozin - người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, các lệnh trừng phạt có thể làm gián đoạn hoạt động của những tàu Nga phục vụ cho Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).

Theo đó, phần Nga phụ trách tại ISS - giúp trạm điều chỉnh quỹ đạo - có thể bị ảnh hưởng, khiến vật thể nặng 500 tấn “rơi xuống biển hoặc đất liền”, AFP đưa tin.

Ông Rogozin cũng cho biết Roscosmos đang gửi kháng nghị tới các đối tác tại ISS với yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt “bất hợp pháp” áp đặt lên doanh nghiệp Nga.

Các đối tác mà ông Rogozin liệt kê bao gồm Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), theo Sputnik.

Nga bi phuong tay trung phat anh 1

ISS là sự hợp tác giữa Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Ảnh: AP.

Trước đó, vào hôm 25/2, ông Rogozin cảnh báo các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có khả năng phá hủy sự hợp tác giữa 2 bên tại ISS.

ISS - sự hợp tác giữa Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada và Cơ quan Vũ trụ châu Âu - được chia thành hai phần: Phân đoạn quỹ đạo của Nga và phân đoạn quỹ đạo của Mỹ. Hiện có 4 phi hành gia NASA, 2 phi hành gia Nga và một phi hành gia châu Âu đang sống và làm việc trên tiền đồn quỹ đạo.

"Phần của Nga không thể hoạt động nếu không có điện từ phía Mỹ, và phía Mỹ không thể hoạt động nếu không có hệ thống đẩy của phía Nga", cựu phi hành gia NASA Garrett Reisman nói với CNN.

Ông Rogozin cho biết quỹ đạo và vị trí của ISS được điều khiển bởi các động cơ của Nga.

"Nếu ngăn chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ kiểm soát ISS để không bị rơi xuống Mỹ hay châu Âu?", ông nói. "Thậm chí vật thể 500 tấn này còn có thể rơi xuống Ấn Độ và Trung Quốc. ISS không bay qua Nga, do đó bạn sẽ là người nhận mọi rủi ro".

Người phát ngôn của NASA nói với CNN rằng họ "tiếp tục làm việc với tất cả đối tác quốc tế, bao gồm cả Roscosmos, để đảm bảo các hoạt động an toàn liên tục của ISS".

Việc Mỹ tước bỏ quy chế ‘tối huệ quốc’ với Nga có ý nghĩa gì?

Trong nỗ lực trừng phạt kinh tế Nga, Tổng thống Joe Biden và các đồng minh đã tước bỏ quy chế “tối huệ quốc” đối với Moscow, đe dọa tác động sâu rộng đến nền kinh tế nước này.

Vũ khí trong chiến sự ở Ukraine

Sau ba tuần triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga và Ukraine đưa vào chiến sự những loại vũ khí tiên tiến, thể hiện uy lực và sức công phá lớn.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm