Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nga tái triển khai tên lửa đạn đạo hạt nhân trên tàu hỏa

Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất các toa xe tàu hỏa chuyên dụng, được sử dụng nhằm triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân (ICBM).

Nga tái triển khai tên lửa đạn đạo hạt nhân trên tàu hỏa

Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất các toa xe tàu hỏa chuyên dụng, được sử dụng nhằm triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân (ICBM).

Một quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, nguyên mẫu tàu hỏa chuyên dụng để phóng tên lửa đạn đạo ICBM sẽ được ra mắt vào năm 2020. Với điều kiện giấu tên, quan chức trên còn cho biết, các nguyên mẫu đã bắt đầu được nghiên cứu để nhanh chóng đưa vào sử dụng.

Những đoàn tàu phóng tên lửa hạt nhân của Nga.

Theo đó, mỗi toa xe chuyên dụng sẽ giống với các phiên bản mà Liên Xô chế tạo trước đó, nhưng sở hữu những cải tiến vượt trội về trọng tải và công nghệ, cho phép nó đạt hiệu quả tác chiến cao hơn. Những toa tàu được sử dụng để phóng ICBM lần đầu ra mắt năm 1981 bởi các chuyên gia vũ khí Liên Xô. Tính tới năm 1991, có tổng số 12 toa xe được thiết kế chuyên dụng để phóng ICBM.

Tuy nhiên, vào năm 2005, tất cả các toa tàu chuyên dụng phóng tên lửa hạt nhân đều bị giải ngũ trước hiệp ước START II mà Nga ký với Mỹ. Hiệp ước mới được 2 nước ký kết năm 2010 mang tên New START không có bất kể điều khoản nào ngăn cấm việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ hệ thống đường sắt.

Hiện chưa rõ loại tên lửa nào sẽ được Nga sử dụng để trang bị cho hệ thống phóng từ tàu hỏa mới. Những phiên bản cũ được sử dụng để phóng loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân RT-23, vẫn được NATO gọi với cái tên SS-24 Scalpel. Với trọng lượng lên tới 104 tấn, những đoàn tàu chuyên chở SS-24 cần tới 3 đầu máy để di chuyển.

Ngoài ra, trọng lượng khổng lồ tập trung dồn vào một toa xe làm hầu hết những hệ thống đường sắt thông thường bị phá hủy, khiến những tên lửa này gặp không ít khó khăn trong quá trình sử dụng. Nó đặt ra những yêu cầu khá khó giải quyết đối với các chuyên gia vũ khí Nga nhằm giảm trọng lượng tên lửa ICBM cũng như toàn bộ hệ thống phóng mới.

RIA Novosti dẫn lời ông  Konovalov, người đứng đầu Viện Đánh giá chiến lược trụ sở Moscow cho biết, việc Nga đầu tư phát triển hệ thống tàu hỏa phóng tên lửa hạt nhân là phản ứng rõ rệt nhất mà chính quyền Putin thi hành nhằm đáp trả kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Đông Âu. Tuy nhiên, hệ thống tàu hỏa phóng tên lửa hạt nhân bị đánh giá là khá lạc hậu, nhất là trong kỷ nguyên công nghệ viễn thông và vũ khí chính xác hiện nay.

Video: Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân SS-24 Scalpel phóng từ tàu hỏa.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm